Khoa học và Kỹ thuật máy tính
Chương trình Khoa học và Kỹ thuật máy tính
1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Tên ngành đào tạo:
Vietnamese: Khoa học và kỹ thuật máy tính
Enghlish: Computer Science and Engineering
Mã ngành đào tạo: 7480204
Bằng cấp: Cử nhân
Bằng tốt nghiệp:
Vietnamese: Cử nhân Khoa học và Kỹ thuật máy tính (chương trình chất lượng cao)
English: The Degree of Bachelor in Computer Science and Engineering (Honors Program)
Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt, tăng cường tiếng Anh
Thời gian đào tạo: 4 năm
2. MỤC TIÊU
Trường Đại học Việt Nhật (VJU) được thành lập vào ngày 21 tháng 7 năm 2014 và là thành viên thứ 7 của Đại học Quốc gia Việt Nam, Hà Nội. Sự ra đời của VJU không chỉ là kết quả của mối quan hệ hợp tác chiến lược sâu rộng giữa Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản mà còn là sự kết tinh của những ý tưởng, hoài bão và sự cống hiến của các nhà khoa học, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hai nước.
Khoa học và Kỹ thuật Máy tính là chương trình đào tạo thứ hai được VJU lựa chọn để mở chương trình cử nhân sau khi xem xét các phương án phát huy thế mạnh của trường, sự cống hiến của trường cho lĩnh vực giáo dục đại học ở Việt Nam và góp phần phát triển quan hệ hợp tác về nhiều mặt của hai nước Việt Nam và Nhật Bản trong thời kỳ mới.
Vì vậy, khác với các chương trình đào tạo hiện có trong lĩnh vực Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin, chương trình Khoa học và Kỹ thuật máy tính của VJU được xây dựng trên cơ sở liên ngành giữa khoa học và kỹ thuật máy tính. Chương trình còn được tích hợp các kiến thức hướng đến phát triển bền vững, các kĩ năng mềm cần thiết cho thế kỷ 21 nhằm mục đích đào tạo nguồn nhân lực khoa học và kỹ thuật máy tính có trình độ cao và có tính cạnh tranh trên thị trường lao động, có thể làm việc được ở trong nước, cũng như các nước trên thế giới đặc biệt là Nhật Bản trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 và xã hội 5.0.
3. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí sau:
+ Chuyên gia phân tích dữ liệu, phát triển phần mềm trên các nền tảng khác nhau (web, thiết bị di động, thiết kế vi mạch, Trí tuệ nhân tạo, IoT…),
+ Chuyên gia kiểm thử phần mềm, phân tích hệ thống, phân tích tài chính; quản lý dự án công nghệ thông tin;
+ Các nhà nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu và phát triển;
+ Giảng viên các trường đại học, cao đẳng, trường chuyên nghiệp, dạy nghề;
+ Nhân viên kỹ thuật thuộc các lĩnh vực khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, công nghệ thông tin và ứng dụng trong các lĩnh vực công nghiệp, sản xuất, kinh tế – xã hội tại các công ty, tổ chức tại Việt Nam, Nhật Bản và các nước khác.
+ Sinh viên tốt nghiệp có khả năng tiếp tục học lên trình độ sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) các chuyên ngành liên quan đến khoa học và kỹ thuật thuật máy tính tại các trường đại học trong nước, Nhật Bản, khu vực và trên thế giới.
4. ĐIỂM MẠNH
4.1 Giáo dục khai phóng
– Cung cấp nền tảng kiến thức rộng, bao gồm khoa học xã hội và khoa học tự nhiên.
– Cung cấp kiến thức chuyên sâu về Nhật Bản. Khuyến khích sinh viên tự học, phát triển bản thân để thích ứng với những thay đổi của xã hội trong thời đại Công nghiệp 4.0 và xã hội 5.0.
4.2 Tính ứng dụng cao
– Cung cấp cho sinh viên nên tảng kiến thức cơ bản và chuyên sâu để phát triển, sáng tạo ý tưởng nghiên cứu trong các lĩnh vực liên ngành và phát triển các mô hình, giải pháp ứng dụng của khoa học và kỹ thuật máy tính nhằm đạt được mục tiêu của vấn đề đặt ra.
– Nội dung các học phần mang tính thực tiễn cao, với sự tham gia giảng dạy của nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm đến từ các tổ chức, doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam.
– Sinh viên sẽ có cơ hội thực tập tại nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản ở Việt Nam cũng như Nhật Bản.
4.3 Cơ hội du học Nhật Bản ngay tại Việt Nam
– Ngoài các giảng viên Việt Nam, Chương trình còn có sự hợp tác của các giảng viên đến từ nhiều trường Đại học lớn của Nhật Bản như Đại học Tokyo, Đại học Nhật Bản,…
– Sinh viên sẽ được tham gia nhiều hoạt động trao đổi, giao lưu với sinh viên Nhật Bản, doanh nghiệp và tổ chức đến từ Nhật Bản.
4.4 Phương pháp học hiện đại
– Nhiều học phần trong chương trình đào tạo sử dụng phương pháp học tập tích cực (active learning).
– Dựa trên kinh nghiệm của các trường đại học Nhật Bản, chương trình tích hợp nhiều hình thức giảng dạy khác nhau th
5. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
5.1 Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo bao gồm 152 tín chỉ, bao gồm các khối kiến thức sau:
* Kiến thức tổng quát: 21 tín chỉ
* Kiến thức theo lĩnh vực: 33 tín chỉ
* Kiến thức theo ngành: 25 tín chỉ
* Kiến thức theo nhóm ngành: 17 tín chỉ
* Kiến thức ngành: 55 tín chỉ
* Khung chương trình đào tạo mới (Áp dụng cho Khoá VJU2023): Click Here
5.2 Lộ trình học tập
Lộ trình học tập được chia thành hai giai đoạn chính:
– Trong 2 năm đầu, sinh viên sẽ được tiếp nhận kiến thức cơ bản, kiến thức ngoại ngữ và các học phần cung cấp kiến thức về các vấn đề toàn cầu hiện nay đang quan tâm, những kiến thức nền tảng của khoa học và kỹ thuật máy tính trong toán học, vật lý và công nghệ thông tin.
– Hai năm tiếp theo, sinh viên sẽ học các học phần các học phần theo ngành và nhóm ngành, sau đó có thể chọn các hướng chuyên sâu về Khoa học dữ liệu, Trí tuệ nhân tạo, Kỹ thuật phần mềm, Công nghệ tài chính, Thiết kế vi mạch. Đây là các định hướng đang được đầu tư và phát triển mạnh tại Việt Nam cũng như trên thế giới.
Mã học phần | Học phần | Tín chỉ |
PHI1006 | Triết học Mác – Lênin | 3 |
PEC1008 | Kinh tế chính trị Mác – Lênin | 2 |
PHI1002 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | 2 |
HIS1001 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | 2 |
POL1001 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 2 |
FLF1507 | Tiếng Anh B1 | 5 |
FLF1508 | Tiếng Anh B2 | 5 |
Giáo dục thể chất | 4 | |
Giáo dục Quốc phòng và An ninh | 8 |
Mã học phần | Học phần | Tín chỉ |
Khối học phần cơ bản theo lĩnh vực | ||
Các học phần bắt buộc | ||
JPS3001 | Tiếng Nhật A1 | 5 |
VJU2001 | Phương pháp luận nghiên cứu khoa học | 2 |
VJU2002 | Toán 1 (Giải tích) | 2 |
VJU2030 | Toán 2 (Đại số) | 3 |
VJU2005 | Vật lý 1 | 2 |
VJU2006 | Vật lý 2 | 2 |
Các học phần tự chọn | ||
THL2003 | Giới thiệu về hệ thống pháp luật Việt Nam | 4 |
INE2004 | Nguyên lý kinh tế | 4 |
SOC2005 | Xã hội học đại cương | 2 |
MNS2006 | Khoa học quản lý đại cương | 2 |
VJU2004 | Toán 3 (Thống kê) | 2 |
VJU2007 | Hóa học 1 | 2 |
VJU2008 | Hóa học 2 | 2 |
VJU2009 | Sinh học 1 | 2 |
VJU2010 | Sinh học 2 | 2 |
VJU2011 | Khoa học Trái đất | 2 |
Khối học phần của thế kỷ 21/ 21st Century Integrated Courses | ||
Các học phần bắt buộc | ||
VJU2012 | Khoa học toàn cầu và môi trường | 2 |
AET2014 | Nhập môn lập trình | 2 |
AET2015 | Nhập môn hệ thống máy tính | 2 |
Các học phần tự chọn | ||
Nhóm A | Khoa học bền vững | |
VJU2013 | Sự phát triển và Năng lượng ở Châu Á (Kinh tế năng lượng, Kỹ thuật năng lượng) | 2 |
VJU2014 | Khoa học cơ bản về biến đổi khí hậu | 2 |
VJU2015 | Thực phẩm, nước và sức khỏe | 2 |
VJU2016 | An ninh và phát triển bền vững | 2 |
VJU2017 | Khoa học, Công nghệ và Xã hội | 2 |
Nhóm B | Toàn cầu hóa và Khoa học xã hội | |
VJU2018 | Toàn cầu hóa và Khu vực hóa | 2 |
VJU2019 | Phát triển quốc tế và Khu vực | 2 |
VJU2020 | Tôn giáo, Văn hóa và Xã hội | 2 |
VJU2021 | Luật và Xã hội | 2 |
VJU2022 | Quản trị kinh doanh | 2 |
Nhóm C | Nghiên cứu Nhật Bản | |
VJU2023 | Các vấn đề đương đại ở Đông Á | 2 |
VJU2024 | Văn hóa và lịch sử Nhật Bản | 2 |
VJU2025 | Kinh doanh Nhật Bản – Việt Nam | 2 |
VJU2026 | Hệ thống pháp luật Nhật Bản | 2 |
VJU2027 | So sánh xã hội Nhật Bản với xã hội Việt Nam | 2 |
VJU2028 | So sánh Việt Nam và Nhật Bản | 2 |
VJU2029 | Giới thiệu về giảng dạy tiếng Nhật như một ngoại ngữ | 2 |
Nhóm D | Khoa học thông tin | |
AET2012 | Khoa học thông tin | 2 |
AET2013 | Phân tích dữ liệu khoa học | 2 |
INE1052 | Kinh tế lượng | 2 |
AET2016 | Thuật toán | 2 |
AET2017 | Mô phỏng toán học | 2 |
Nhóm E | Kỹ thuật cho nghiên cứu nâng cao | |
AET2018 | Vật liệu tiên tiến và kết cấu tiên tiến ứng dụng trong kỹ thuật | 2 |
AET2019 | Nhiệt động lực học | 2 |
AET2020 | Kỹ thuật truyền nhiệt | 2 |
AET2021 | Thí nghiệm trong khoa học và kỹ thuật 1 | 2 |
AET2022 | Thí nghiệm trong khoa học và kỹ thuật 2 | 2 |
Mã học phần | Học phần | Tín chỉ |
Các học phần bắt buộc | ||
CSE3001 | Giải tích 2 | 3 |
CSE3002 | Giải tích Tensor ứng dụng trong kỹ thuật | 2 |
CSE3003 | Toán rời rạc | 3 |
CSE3004 | Xác suất – Thống kê | 4 |
CSE3005 | Phương pháp số | 3 |
CSE3010 | Lập trình nâng cao | 3 |
CSE3011 | Lập trình hướng đối tượng | 4 |
Các học phần tự chọn | ||
CSE3021 | Tiếng Anh chuyên ngành | 3 |
CSE3022 | Tiếng Nhật chuyên ngành | 3 |
Mã học phần | Học phần | Tín chỉ |
CSE3030 | Mạng máy tính và truyền thông | 3 |
CSE3031 | An ninh thông tin | 3 |
CSE3032 | Kiến trúc máy tính | 3 |
CSE3033 | Nguyên lý hệ điều hành | 3 |
CSE3034 | Cấu trúc dữ liệu và giải thuật | 3 |
CSE3035 | Nhập môn Internet vạn vật | 2 |
Mã học phần | Học phần | Tín chỉ |
Các học phần bắt buộc | ||
CSE3040 | Khoa học dữ liệu | 3 |
CSE3041 | Công nghệ phần mềm | 3 |
CSE3042 | Công nghệ tài chính | 3 |
CSE3043 | Mạch logic và kỹ thuật số | 3 |
CSE3044 | Thực hành thiết kế mạch logic | 2 |
CSE3045 | Học theo dự án khoa học và kỹ thuật (*) | 3 |
CSE3046 | Seminar chuyên ngành (*) | 2 |
Các học phần tự chọn | ||
CSE3050 | Trí tuệ nhân tạo (*) | 3 |
CSE3051 | Các công cụ trong AI | 3 |
CSE3052 | Phát triển ứng dụng Web (*) | 3 |
CSE3053 | Phát triển ứng dụng di động (*) | 3 |
CSE3054 | Quản lý và phân tích dữ liệu tài chính (*) | 3 |
CSE3055 | Công nghệ tài chính và ứng dụng | 3 |
CSE3056 | Phát triển ứng dụng nâng cao | 3 |
CSE3057 | Học máy (*) | 3 |
CSE3058 | Toán kỹ thuật | 3 |
CSE3059 | Điện toán đám mây (*) | 3 |
CSE3060 | Tính toán song song (*) | 3 |
CSE3061 | Tương tác người và máy (*) | 3 |
CSE3062 | Thị giác máy tính (*) | 3 |
CSE3063 | Xử lý thông tin âm thanh và hình ảnh (*) | 3 |
CSE3064 | Vận trù học (*) | 3 |
CSE3065 | Phân tích và thiết kế hệ thống | 3 |
CSE3066 | Đánh giá hiệu năng hệ thống (*) | 3 |
CSE3067 | Học máy trong kinh tế và tài chính | 3 |
CSE3068 | Lý thuyết trò chơi (*) | 3 |
CSE3069 | Phát triển ứng dụng IoT | 3 |
CSE3070 | Mạng cảm biến không dây | 3 |
JPS3034 | Kinh tế học vi mô | 3 |
JPS3035 | Kinh tế học vĩ mô | 3 |
JPS3036 | Marketing | 2 |
JPS3038 | Nguyên lý kế toán | 2 |
CSE3071 | Lý thuyết tài chính tiền tệ | 2 |
CSE3072 | Tài chính doanh nghiệp | 2 |
CSE3073 | Các phương pháp tính toán trong xây dựng dân dụng (*) | 3 |
CSE3074 | Green BIM: Thiết kế bền vững với mô hình thông tin xây dựng (*) | 3 |
CSE3075 | Tự động hóa phân tích thiết kế công trình xây dựng (*) | 3 |
CSE3076 | Ổn định động lực học của kết cấu | 2 |
Thực tập và tốt nghiệp | ||
CSE4001 | Thực tập nghề nghiệp | 3 |
CSE4002 | Thực hành hướng nghiệp | 2 |
CSE4050 | Khóa luận tốt nghiệp (*) | 10 |
6. GIẢNG VIÊN
Giảng viên của chương trình Khoa học và Kỹ thuật Máy tính bao gồm các giảng viên của Đại học Việt Nhật, giảng viên phái cử dài và ngắn hạn từ các trường đại học đối tác Nhật Bản, viện nghiên cứu và doanh nghiệp Nhật Bản, giảng viên trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật máy tính trong và ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội… Đây là đội ngũ chuyên giacó trình độ chuyên môn cao, đa ngành và giàu kinh nghiệm, nhằm đảm bảo tổ chức giảng dạy theo đúng triết lý giáo dục khai phòng của nhà Trường.
Đại học Tokyo là đối tác chính của chương trình đào tạo Khoa học và kỹ thuật máy tính.
TS. Nguyễn Hoàng Oanh
Giám đốc chương trình
Toán – Vật lý
GS.TS. Ishikawa Masatoshi
Cố vấn chương trình
Công nghệ thông tin
GS.TS. Kasai Hideki
Toán – Vật lý
GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức
Cơ học và Vật liệu
PGS.TS. Phùng Đức Tuấn
Công nghệ thông tin
TS. Hino Yoshifumi
Quản trị kinh doanh
PGS.TS. Takeda Shinichi
Kỹ thuật vận tải
TS. Tamura Makoto
Biến đổi khí hậu
TS. Nguyễn Văn Triết
Công nghệ thông tin
PGS.TS. Vũ Việt Vũ
Công nghệ thông tin
PGS.TS. Nguyễn Hà Nam
Công nghệ thông tin
TS. Nguyễn Dương Nguyên
Khoa học dữ liệu
TS. Lê Viết Gia Khánh
Công nghệ thông tin
TS. Phạm Tiến Thành
Điện – Điện tử
PGS.TS. Bùi Nguyên Quốc Trình
Khoa học vật liệu
PGS.TS. Trần Thị Thanh Tú
Tài chính-Ngân hàng
TS. Nguyễn Văn Quang
Địa thông tin
TS. Phùng Thị Việt Bắc
Toán – Vật lý
TS. Nguyễn Thị An Hằng
Kỹ thuật môi trường
TS. Đặng Thanh Tú
Kỹ thuật môi trường
TS. Hoàng Thị Thu Duyến
Khoa học môi trường
TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng
Địa thông tin
TS. Vũ Hoàng Linh
Kinh tế
TS. Đặng Quang Vinh
Kinh tế
TS. Trần Lương Thành
Kinh tế Quốc tế
TS. Trần Thị Việt Hà
Kỹ thuật môi trường
TS. Bùi Huy Kiên
Thiết kế kỹ thuật
TS. Lê Kim Quy
7. THÔNG TIN TUYỂN SINH
Chi tiết thông tin tuyển sinh xem tại đây
Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024: 150 sinh viên
Phương thức tuyển sinh:
- Xét hồ sơ năng lực và phỏng vấn
- Xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT
- Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực học sinh THPT của ĐHQGHN năm tuyển sinh
- Xét tuyến theo phương thức khác:
- Xét chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (tiếng Anh, tiếng Nhật) kết hợp kết quả thi THPT 2024
- Xét tuyển kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT, ACT, chứng chỉ A-Level
- Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo đề án của Trường
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TUYỂN SINH 2024