- MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM CHUYÊN VIÊN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO BẬC SAU ĐẠI HỌC
Yêu cầu về trình độ đào tạo, kinh nghiệm:
Trình độ đào tạo: Tốt nghiệp thạc sĩ, có chuyên môn ở bậc đại học hoặc sau đại học liên quan đến quản lý giáo dục hoặc các chương trình đào tạo trong Trường Đại học Việt Nhật.
Kinh nghiệm: Ít nhất 02 năm kinh nghiệm liên quan đến quản lý đào tạo đại học hoặc sau đại học, hỗ trợ sinh viên. Kinh nghiệm làm việc trong môi trường đào tạo quốc tế là lợi thế.
Ngoại ngữ: Thành thạo giao tiếp và viết bằng tiếng Anh (IELTS 5.5 trở lên hoặc tương đương).
Phẩm chất cá nhân: Không vi phạm các quy định, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Có tư tưởng đổi mới trong công việc, luôn tìm tòi sáng kiến. Có kế hoạch phát triển bản thân rõ ràng, có ý thức trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Có tinh thần trách nhiệm, luôn hướng tới việc hoàn thành công việc đúng thời hạn, đạt chất lượng cao.
Mô tả vị trí công việc:
– Nhiệm vụ hành chính: Thực hiện các yêu cầu công việc hành chính liên quan đến đào tạo sau đại học. Thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên theo yêu cầu của quản lý trực tiếp. Chuẩn bị các báo cáo thống kê, tổng kết công việc cho các bên liên quan, lên Trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đúng thời hạn và theo thể thức văn bản hành chính. Chuẩn bị các văn bản liên quan đến thực thi công việc đào tạo.
– Quản lý cổng đào tạo: Quản lý và cập nhật dữ liệu trên hệ thống các cổng đào tạo theo đúng quy định hiện hành của Đại học Quốc gia Hà Nội và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Quản lý và triển khai kế hoạch đào tạo: Triển khai công tác đào tạo theo đúng kế hoạch của Trường đưa ra từ đầu năm học. Phối hợp với các trợ lý đào tạo để lập kế hoạch giảng dạy của các chương trình đào tạo, đôn đốc giảng viên cập nhật đề cương và học liệu trước khi bắt đầu khóa học, sắp xếp lớp học hoặc nền tảng trực tuyến nếu có yêu cầu.
– Tổ chức kiểm tra đánh giá: Lập kế hoạch thi cuối kỳ cho các học phần được Trường tổ chức thi đánh giá chung.
– Quản lý điểm: Phối hợp với giảng viên, Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng để cập nhật điểm đánh giá thành phần và cuối kỳ vào cổng đào tạo, đánh giá học vụ.
– Quản lý hợp đồng giảng dạy: Kiểm tra tiêu chuẩn giảng dạy trên hồ sơ giảng viên mời, gửi mẫu hợp đồng, phối hợp với trợ lý đào tạo các khoa để lấy chữ ký của giảng viên và các phòng chức năng trình Ban giám hiệu, thống kê dữ liệu thỉnh giảng, chấm công giờ giảng, phối hợp với phòng Kế hoạch – Tài chính để thanh toán hợp đồng.
– Hỗ trợ phát triển chương trình và học liệu: Theo dõi và góp ý các thủ tục, nội dung điều chỉnh, mở mới các chương trình đào tạo theo quy định hiện hành.
– Quản lý văn bằng: kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ tốt nghiệp của học viên, lập báo cáo hội đồng tốt nghiệp và in bằng tốt nghiệp, bảng điểm, các chứng nhận kết quả học tập và các nội dung liên quan.
– Hỗ trợ các cán bộ khác trong phòng: Hỗ trợ hoạt động tuyển sinh và đào tạo đại học.
– Các nội dung khác: theo yêu cầu của quản lý hoặc cán bộ phụ trách trực tiếp.
Tiêu chuẩn đánh giá công việc:
– Khả năng lập kế hoạch: biết ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng, có cái nhìn tổng thể và toàn diện về các nhiệm vụ liên quan để sắp xếp công việc đảm bảo công việc đúng tiến độ.
– Khả năng thực thi công việc: biết cách tìm hiểu, thu thập, kiểm tra, phân tích thông tin liên quan đến đào tạo để lập kế hoạch công việc, thực hiện theo các quy trình và quy định, quy chế trong đào tạo.
– Khả năng phối hợp: biết cách phối hợp với các cá nhân khác trong cùng một nhiệm vụ hoặc các nhiệm vụ có liên quan để đạt được kết quả tốt.
– Khả năng giao tiếp và phục vụ người học: có khả năng tham mưu, hướng dẫn cho người học và các cán bộ khác về nội dung đào tạo cá nhân phụ trách, có khả năng giải thích và trả lời các câu hỏi cơ bản để hỗ trợ cho việc thực hiện sứ mệnh đào tạo của nhà trường.
– Khả năng đảm nhiệm công việc hành chính: thành thạo trong việc sử dụng các công cụ công nghệ thông tin, có kỹ năng soạn thảo văn bản trong công việc hành chính và đào tạo có liên quan.
– Khả năng sáng tạo và đổi mới: biết đề xuất các hướng giải quyết, nội dung, quy trình mới để giảm thời gian và công sức thực hiện các công việc hành chính.
- MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM CHUYÊN VIÊN HƯỚNG NGHIỆP VÀ HỖ TRỢ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI HỌC
Yêu cầu về bằng cấp, kinh nghiệm:
Bằng cấp: Tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ, có chuyên môn bậc đại học hoặc sau đại học liên quan đến quản lý giáo dục, giáo dục tâm lý hoặc hợp tác phát triển.
Kinh nghiệm: Ít nhất 1 năm kinh nghiệm liên quan đến tư vấn, hướng nghiệp, hỗ trợ sinh viên. Kinh nghiệm làm việc trong công tác tư vấn cho học sinh, sinh viên, hiểu biết sâu sắc về hệ thống giáo dục và thị trường lao động cũng là một lợi thế.
Ngoại ngữ: Thành thạo giao tiếp và viết bằng tiếng Anh (IELTS 5.5 trở lên hoặc tương đương).
Phẩm chất cá nhân: Không vi phạm các quy định, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Có tư tưởng đổi mới trong công việc, luôn tìm tòi sáng kiến. Có kế hoạch phát triển bản thân rõ ràng, luôn ý thức trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Có tinh thần trách nhiệm cao, luôn hướng tới việc hoàn thành công việc đúng thời hạn, đạt chất lượng cao.
Mô tả vị trí công việc:
Hoạt động tư vấn hướng nghiệp:
– Lập kế hoạch và tổ chức triển khai các chương trình hướng nghiệp dành cho người học (bao gồm cả người học trong Trường và học sinh phổ thông)
– Xây dựng, kết nối, thiết lập mạng lưới cơ sở giáo dục trong và ngoài nước về chương trình hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp và hỗ trợ tuyển sinh.
– Hỗ trợ, tư vấn người học và phụ huynh về các nguồn lực có sẵn về giáo dục, cơ hội nghề nghiệp
– Phối hợp với cán bộ giảng dạy triển khai các hoạt động trải nghiệm về hướng nghiệp.
– Đưa ra lời khuyên và hướng dẫn về các lựa chọn nghề nghiệp khác nhau dựa trên sở thích, kỹ năng của người học.
– Tham gia giảng dạy hoặc điều phối chương trình Kỹ năng sống và chương trình Hướng nghiệp cho người học
– Đào tạo, hướng nghiệp dành cho giảng viên, phụ huynh và người học.
– Thực hiện ghi chép, lưu trữ, báo cáo, thống kê công việc đầy đủ theo quy định.
Tiêu chuẩn đánh giá công việc:
– Khả năng lập kế hoạch: biết ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng, có cái nhìn tổng thể và toàn diện về các nhiệm vụ liên quan để sắp xếp công việc đảm bảo công việc đúng tiến độ.
– Khả năng thực thi công việc: biết cách thu thập, kiểm tra, phân tích thông tin liên quan đến đào tạo để lập kế hoạch công việc, thực hiện theo các quy trình và quy định trong đào tạo.
– Khả năng phối hợp: biết cách phối hợp với các cá nhân khác trong cùng một nhiệm vụ hoặc các nhiệm vụ có liên quan để đạt được kết quả tốt.
– Khả năng giao tiếp và phục vụ người học: có khả năng tham mưu, hướng dẫn cho người học và các cán bộ khác về nội dung cá nhân phụ trách, có khả năng giải thích và trả lời các câu hỏi cơ bản để hỗ trợ cho việc thực hiện sứ mệnh của nhà trường.
– Khả năng đảm nhiệm công việc hành chính: thành thạo trong việc sử dụng các công cụ công nghệ thông tin, có kỹ năng soạn thảo văn bản trong công việc hành chính và đào tạo có liên quan.
– Khả năng sáng tạo và đổi mới: biết đề xuất các hướng giải quyết, nội dung, quy trình mới để giảm thời gian và công sức thực hiện các công việc hành chính.