Với các bạn học sinh phổ thông, đặc biệt là khối lớp 12 đang chuẩn bị lựa chọn ngành, nghề để theo đuổi trong tương lai thì việc nắm bắt được các xu thế, nhu cầu của thị trường là yếu tố quan trọng để đưa ra quyết định đúng đắn. Cùng VJU tìm hiểu các ngành được dự báo sẽ bùng nổ trong giai đoạn 2025 – 2030.
Từ năm 2020 đến giai đoạn 2025-2030, nhu cầu nhân lực cần qua đào tạo bình quân chiếm 85%. Trong đó nhu cầu nhân lực có sơ cấp nghề chiếm tỷ lệ 21%, trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ 28%, trình độ cao đẳng chiếm 16%, trình độ đại học trở lên chiếm 18%.
Trong tổng nhu cầu nhân lực qua đào tạo, nhóm ngành nghề kỹ thuật công nghệ chiếm tỷ trọng 35%, nhóm ngành kinh tế – tài chính – ngân hàng – pháp luật – hành chính chiếm tỷ trọng 33%, nhóm ngành khoa học tự nhiên chiếm tỷ trọng 7%, các nhóm ngành khác chiếm tỷ trọng 3-5%.
Dựa vào kết quả của khảo sát trên, nhóm ngành nghề kỹ thuật công nghệ đang chiếm tỷ trọng đáng kể trong nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực trong giai đoạn mới, đáp ứng xu hướng về nhân lực chất lượng cao “lao động tri thức” thay thế sức lao động bằng vận hành máy móc tự động hóa, robot, trí tuệ nhân tạo.
Nhóm ngành 1: Khoa học máy tính, công nghệ thông tin – kỹ thuật phần mềm – an toàn thông tin, truyền thông đa phương tiện
Khoa học máy tính, công nghệ thông tin vẫn luôn được xem là ngành học của tương lai. Mọi ngành công nghiệp hiện đại ngày nay, từ ngân hàng đến công ty kỹ thuật, đều dựa vào những kỹ năng mà một chuyên gia khoa học máy tính mang lại để giúp doanh nghiệp phát triển và hơn hết là giữ vững được phong độ trong thế giới mà công nghệ luôn thay đổi.
Nắm bắt được nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực toàn cầu trong lĩnh vực này, năm 2021, Trường Đại học Việt Nhật đã triển khai xây dựng ngành đào tạo bậc cử nhân Khoa học và Kỹ thuật máy tính. Đây cũng là ngành đào tạo được đánh giá là có sức hút ấn tượng đối với các bạn học sinh trong những năm qua tại Trường Đại học Việt Nhật.
Chương trình cử nhân Khoa học và Kỹ thuật máy tính được xây dựng dựa trên hai triết lý cốt lõi của trường: giáo dục khai phóng và phát triển bền vững, nhằm cung cấp cho người học nền tảng kiến thức vững chắc đồng thời nuôi dưỡng sự sáng tạo và kỹ năng phát triển bản thân và thích ứng với xã hội. Chương trình trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực: trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, công nghệ phần mềm và công nghệ tài chính.
Thông tin chi tiết về chương trình Khoa học và Kỹ thuật máy tính tại Trường Đại học Việt Nhật: Tại đây
Nhóm ngành 2: Công nghệ cơ khí – tự động hóa, điện – điện tử, công nghệ dệt – sợi;
Sản xuất kỹ thuật số (Digital Manufacturing) là sự tích hợp giữa Công nghệ kỹ thuật Cơ khí, Công nghệ thông tin, Điều khiển tự động. Đào tạo nhân lực cho sản xuất kỹ thuật số trong tương lai chính là đào tạo kỹ sư ngành kỹ thuật Cơ điện tử. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng quá trình hội nhập đang đòi hỏi Việt Nam thúc đẩy nhanh chóng phát triển ngành cơ điện tử, hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội việc làm rộng lớn cho ngành học này. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, đến năm 2030, nhu cầu về nhân lực trong ngành công nghiệp cơ điện tử sẽ đạt khoảng 1,2 triệu người.
Nắm bắt được nhu cầu của thị trường cũng như đảm bảo chất lượng đầu ra nguồn nhân lực chất lượng cao trong việc áp dụng công nghệ kỹ thuật, phương thức sản xuất và quản trị sản xuất của Nhật Bản, năm 2023, Trường Đại học Việt Nhật mở thêm chương trình đào tạo mới tích hợp kỹ sư thạc sĩ chất lượng cao Cơ điện tử thông minh và sản xuất theo phương thức Nhật Bản (Intelligent Mechatronics System and Japanese Manufacturing – MJM). Đây là ngành học hứa hẹn sẽ bùng nổ trong thời gian tới tại Việt Nam.
Thông tin chi tiết về chương trình Cơ điện tử thông minh và sản xuất theo phương thức Nhật Bản (EMJM): Tại đây
Nhóm ngành 3: Công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học – hóa, công nghệ nông – lâm – ngư;
Công nghệ thực phẩm là ngành thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2015-2025, công nghệ thực phẩm đang khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế Việt Nam.
Bộ Công thương đã xếp công nghiệp thực phẩm vào nhóm ngành đang có lợi thế cạnh tranh và cùng với đà phát triển mạnh mẽ như hiện nay, đây sẽ là một ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam trong thời gian tới. Theo đó, các kỹ sư công nghệ thực phẩm sẽ là nguồn nhân lực quan trọng trong việc khẳng định vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm trong tương lai.
Đứng trước nhu cầu lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm, hiện tại Trường Đại học có hai chương trình đào tạo đáp ứng trực tiếp nguồn nhân lực cho hai lĩnh vực này bao gồm: Kỹ sư Nông nghiệp Thông minh và Bền vững (Engineer’s Program in Smart Agriculture and Sustainability – ESAS); năm 2023, Trường Đại học Việt Nhật mở thêm chương trình đào tạo mới Kỹ sư Công nghệ Thực phẩm và Sức khỏe (Engineer’s Program in Food Technology and Health – EFTH).
Khi theo học chương trình Kỹ sư Nông nghiệp Thông minh và Bền vững, học viên được trang bị kiến thức nền tảng vững chắc về khoa học nông nghiệp, kiến thức liên ngành về khoa học cây trồng và năng lực áp dụng công nghệ số vào chuỗi sản xuất nông nghiệp theo 03 hướng chuyên sâu về Kỹ thuật canh tác nông nghiệp sinh thái; Ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong canh tác nông nghiệp theo phong cách Nhật Bản đặc biệt ứng dụng công nghệ số 4.0; Tạo lập và quản trị doanh nghiệp nông nghiệp, nhằm đảm bảo phát triển nền nông nghiệp hài hòa với các giá trị sinh thái và nhân văn.
Chương trình Công nghệ thực phẩm và Sức khỏe tại Trường Đại học Việt Nhật bên cạnh việc đào tạo những kỹ sư có kiến thức vững chắc về thực phẩm và công nghệ thực phẩm, chương trình cũng chú trọng vào khía cạnh sức khỏe, ảnh hưởng của thực phẩm và các đặc tính dinh dưỡng của nó, và nhu cầu ăn kiêng của các cá nhân. Khía cạnh sức khỏe của chương trình cũng tập trung vào việc áp dụng các thực hành an toàn, hợp vệ sinh và được cung cấp đầy đủ thông tin trong quá trình chuẩn bị thực phẩm.
Thông tin chi tiết về chương trình Nông nghiệp Thông minh và Bền vững (ESAS): Tại đây
Thông tin chi tiết về chương trình Kỹ sư Công nghệ Thực phẩm và Sức khỏe (EFTH): Tại đây