Biến Đổi Khí Hậu Và Phát Triển
Giới thiệu chương trình
Hoạt động của lớp MCCD
1. Giới thiệu chương trình
Chương trình Thạc sĩ Biến đổi khí hậu và Phát triển (MCCD) của Trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập vào tháng 9 năm 2018. Chương trình MCCD được thiết kế nhằm đáp ứng các nhu cầu cấp thiết hiện nay trong ứng phó biến đổi khí hậu để phát triển bền vững; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học mũi nhọn; và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để trở thành thế hệ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia kế cận trong ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển. Chương trình MCCD được xây dựng dựa trên sự tích hợp tinh hoa của trí tuệ và kinh nghiệm của Việt Nam và Nhật Bản (nhiều giáo sư, giảng viên và chuyên gia hàng đầu). Học viên MCCD có cơ hội việc làm triển vọng, môi trường học tập và nghiên cứu quốc tế, chuyên nghiệp, được thực tập ở Nhật Bản và Việt Nam. MCCD hướng tới là chương trình đào tạo chất lượng cao về nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm đóng góp tích cực cho ứng phó biến đổi khí hậu để phát triển cũng như đóng góp cho sự phát triển gắn với ứng phó BĐKH tại Việt Nam, Nhật Bản, Đông Nam Á và thế giới.
2. Mục tiêu đào tạo
Lĩnh vực biến đổi khí hậu (BĐKH) là lĩnh vực học thuật có tính liên ngành cao, nội dung hàm chứa kiến thức tích hợp của nhiều ngành thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Chương trình đào tạo Thạc sĩ Biến đổi khí hậu và Phát triển nhằm mục tiêu thúc đẩy vai trò lãnh đạo, năng lực thích ứng và học tập suốt đời, cũng như trách nhiệm xã hội cho nguồn nhân lực chất lượng cao trong hoạt động ứng phó với BĐKH và phát triển.
PO1 (Khả năng lãnh đạo chuyên môn): Học viên tốt nghiệp sẽ trở thành các giảng viên, nghiên cứu viên, nhà quản lý hoạch định chính sách, chuyên viên hỗ trợ chính sách, các nhà tư vấn, doanh nhân khởi nghiệp và những người tiên phong trong đề xuất, thực hiện các dự án về ứng phó với BĐKH (thích ứng và giảm thiểu), khoa học về BĐKH, tác động và tính dễ bị tổn thương của BĐKH và phát triển bền vững, tham gia vào các diễn đàn trong nước và quốc tế và thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam và Nhật Bản về thích ứng với BĐKH cho phát triển trong các lĩnh vực có liên quan.
- PO2 (Khả năng thích ứng, học tập suốt đời): Học viên tốt nghiệp có khả năng học tập suốt đời, nắm vững và áp dụng kiến thức, ý tưởng, kỹ năng liên ngành mới, cập nhật và công nghệ tiên tiến để đổi mới các giải pháp liên quan đến BĐKH và phát triển bền vững đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan (nhà nước và tư nhân, các tổ chức, cộng đồng…); có năng lực thích ứng với sự thay đổi của thị trường lao động trong nước và quốc tế.
- PO3 (Trách nhiệm xã hội): Học viên tốt nghiệp nâng cao ý thức trách nhiệm đối với các hành động của mình bao gồm các đề xuất và giải pháp liên quan đến BĐKH và phát triển. Học viên tốt nghiệp sẽ trở thành thành viên của các tổ chức hoặc cộng đồng chuyên nghiệp về BĐKH, cũng như các hoạt động phục vụ cộng đồng và dựa vào cộng đồng.
3. Thời gian đào tạo
- Thời gian đào tạo: 2 năm
- Hình thức đào tạo: Chính quy toàn thời gian với lịch học linh hoạt.
- Bằng cấp được trao:
- Vietnamese: Thạc sĩ Biến đổi Khí hậu và Phát triển
- English: The degree of Master in Climate Change and Development
- Chương trình đào tạo được giảng dạy bằng Tiếng Anh, trừ 2 học phần: Triết học (Tiếng Việt), Tiếng Nhật (Tiếng Việt và Tiếng Nhật). Luận văn tốt nghiệp được viết và bảo vệ bằng Tiếng Anh.
- Trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội - Cơ sở Mỹ Đình
Triết lý giáo dục: “Phát triển cuộc sống bền vững và kiến tạo sự nghiệp ứng phó biến đổi khí hậu”
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, người học có cơ hội việc làm đa dạng như:
- Khởi nghiệp trong lĩnh vực biến đổi khí hậu;
- Cán bộ, chuyên gia về khoa học, công nghệ, quản trị biến đổi khí hậu để phát triển trong các doanh nghiệp, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu du lịch;
- Nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách, chuyên viên hỗ trợ ra quyết định trong các cơ quan quản lý, chuyên gia tư vấn về ứng phó BĐKH và phát triển trong các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức quốc tế, phi chính phủ;
- Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở nghiên cứu, đào tạo.
Điểm mạnh của chương trình đào tạo
- Chương trình đào tạo chất lượng cao dựa trên chương trình giáo dục của Trường Đại học Ibaraki với các điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam;
- Môi trường học thuật quốc tế, phương pháp dạy học tiên tiến, có phòng thí nghiệm và thiết bị hiện đại, được trải nghiệm thực tế ở một đất nước dù bị tổn thương vào loại nặng nhất thế giới nhưng đang tiên phong ứng phó BĐKH là Việt Nam; được học và thực tập công nghệ ứng phó BĐKH hàng đầu thế giới của Nhật Bản; được học tập, nghiên cứu với các giáo sư, nhà khoa học, các nhà quản lý giỏi về BĐKH của Việt Nam và Nhật Bản;
- Hỗ trợ phần lớn học phí; cấp học bổng toàn phần cho các học viên xuất sắc dựa vào kết quả học tập;
- Trang bị kiến thức và kỹ năng hiện đại trong bối cảnh đa văn hóa, đặc biệt là ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản;
- Cơ hội việc làm tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc học tiếp chương trình tiến sĩ tại các trường đại học tại Nhật Bản hoặc quốc gia khác.
Số liệu thống kê MCCD (2018 - 2024):
- Có sự tham gia của 70 giảng viên, chuyên gia hàng đầu về BĐKH đến từ các trường đại học, học viện tại Nhật Bản và Việt Nam;
- 26% học viên tốt nghiệp chương trình MCCD nhận được học bổng thạc sĩ và tiến sĩ tại nước ngoài;
- 18% học viên tốt nghiệp chương trình MCCD làm việc tại các tổ chức quốc tế (UN, JICA, GIZ, WWF, KOICA…);
- 15% là học viên quốc tế;
- 100% học viên MCCD có việc làm sau khi tốt nghiệp.
Trường Đại học điều phối
Đại học Quốc gia Ibaraki
Đại học Ibaraki được thành lập vào năm 1949. Ngày nay, trường đã phát triển thành một trường đại học quốc gia cỡ trung bình với 5 trường cao đẳng đại học và 4 trường cao học.
Thông điệp từ chương trình
GS. Mai Trong Nhuan
Giám đốc chương trình
“Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức, đe dọa lớn nhất mà nhân loại, đặc biệt là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã và đang phải đối mặt. Bởi vậy, việc phải tìm ra phương pháp ứng phó với thách thức này để phát triển bền vững là rất cần thiết/cấp bách, tạo ra nhiều cơ hội cho công việc về biến đổi khí hậu (climate change business) như xác định bản chất, phân tích, đánh giá, dự báo biến đổi khí hậu, đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, triển khai các giải pháp thích ứng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế và xã hội, cacbon thấp và sức chống chịu cao, hài hòa với thiên nhiên. Chương trình Thạc sĩ Biến đổi khí hậu và Phát triển (gọi tắt là MCCD) có mục tiêu là đào tạo nguồn nhân lực nắm bắt và triển khai các cơ hội công việc có nhu cầu cao và bền vững này. Sự tham gia của các bạn vào MCCD sẽ mở ra cánh cửa hướng tới xây dựng một xã hội bền vững, hài hòa, ứng phó hiệu quả những thay đổi khí hậu và tận dụng được các công việc về biến đổi khí hậu nói trên.”
GS. Kazuyuki Kita
Đại học Ibaraki
đồng giám đốc chương trình
“Biến đổi khí hậu là một trong những rủi ro nghiêm trọng nhất mà loài người đang phải đối mặt. Tất cả mọi người trên thế giới ít hay nhiều đều chịu tác động có hại của biến đổi khí hậu, chính vì thế phát triển bền vững rất cần thiết cho việc giảm nhẹ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Chương trình Thạc sĩ Biến đổi khí hậu và Phát triển (MCCD) là chương trình đào tạo 2 năm, có sự tích hợp của khoa học cơ bản về biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tự nhiên, con người và xã hội, các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ trong nhiều lĩnh vực bao gồm công nghiệp, nông nghiệp, kinh tế…, cũng như các chính sách trong khu vực và quốc tế tương ứng.
Là một phần của chương trình đào tạo liên ngành/đa ngành thuộc Trường Đại học Việt Nhật, chương trình MCCD trang bị cho các bạn học viên từ kiến thức cơ bản cho đến nâng cao về biến đổi khí hậu, phương pháp luận để hiểu được tác động của biến đổi khí hậu, và năng lực để vượt qua khó khăn gây ra bởi biến đổi khí hậu, bằng cách tìm tòi và giải quyết vấn đề với các bài giảng hấp dẫn, với những giờ thực hành bao gồm các hoạt động thực địa, thực tập và nghiên cứu tại Nhật Bản. Chương trình MCCD bao gồm các khóa học định hướng nghiên cứu để trở thành nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách, nhà lãnh đạo – những người có tầm nhìn bao quát và bền vững về vấn đề biến đổi khí hậu không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Hãy tham gia chương trình đào tạo của chúng tôi và mở cánh cửa để góp phần phát triển một xã hội bền vững hài hòa với biến đổi khí hậu.”
Khung chương trình đào tạo
Chương trình giảng dạy bao gồm 62 tín chỉ bao gồm các học phần cốt lõi về kiến thức cơ bản và chuyên ngành cũng như các học phần tự chọn chuyên sâu.
Tên học phần | Số tín chỉ |
---|---|
Khối kiến thức chung |
8 |
PHI5001 - Triết học |
3 |
ENG5001 - Tiếng Anh B2 (SĐH)* |
5 |
Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành |
29 |
Các học phần bắt buộc |
20 |
VJU6001 - Cơ sở khoa học bền vững |
3 |
VJU6002 - Phương pháp luận và Hệ thống thông tin cho Khoa học bền vững |
3 |
MCCD6001 -Cơ sở khoa học của Biến đổi khí hậu I I |
3 |
MCCD6002 - Cơ sở khoa học của Biến đổi khí hậu II |
3 |
MCCD6003 - Đánh giá tác động và tính dễ bị tổn thương do Biến đổi khí hậu |
3 |
MCCD6004 - Giảm nhẹ và thích ứng với Biến đổi khí hậu |
3 |
Học viên lựa chọn một trong hai học phần tiếng Nhật VJU5004, VJU5010 dưới đây dựa vào phân loại trình độ đầu vào |
2/4 |
VJU5004 - Tiếng Nhật |
2 |
VJU5010 - Tiếng Nhật nâng cao |
2 |
Các học phần tự chọn |
9/47 |
VJU5100 - Tiếng Nhật I |
2 |
VJU5101 - Tiếng Nhật II |
2 |
MCCD6005 - Tiếng Anh học thuật |
2 |
MCCD6010 - Mô hình hóa khí hâu |
3 |
MCCD6011 - Nghiên cứu xã hội về biến đổi khí hậu |
2 |
MCCD6012 - Cổ khí hậu học |
2 |
MCCD6013 - Kinh tế học của Biến đổi khí hậu |
3 |
MCCD6014 -Chính sách khí hậu |
2 |
MCCD6015 - Đánh giá và quản lý rủi ro biến đổi khí hậu |
3 |
MCCD6025 - Môi trường, sức khỏe và xã hội |
2 |
MCCD6016 - Cộng đồng và thích ứng với Biến đổi khí hậu |
2 |
MCCD6017 - Thích ứng dựa vào tự nhiên và hệ sinh thái |
3 |
MCCD6019 - Biến đổi khí hậu và an ninh |
3 |
MCCD6022 - Quản lý bền vững tài nguyên nước |
3 |
MCCD6026 - Dự tính khí hậu: Tính bất định và hoạch định chính sách |
2 |
MCCD6027 - Sáng kiến Biến đổi khí hậu |
2 |
MCCD6050 - Thông tin địa lý và quy hoạch sử dụng đất ứng phó biến đổi khí hậu |
3 |
MCCD6051 - Thích ứng với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp |
3 |
MCCD6052 -Phát triển năng lượng bền vững |
3 |
Nghiên cứu khoa học |
25 |
Chuyên đề nghiên cứu |
13 |
MCCD6053 - Nghiên cứu học thuật và Dự án về Biến đổi khí hậu |
3 |
MCCD6054 - Thực địa liên ngành về Biến đổi khí hậu |
3 |
MCCD6055 - Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững |
2 |
MCCD6056 - Thực tập Biến đổi khí hậu và Phát triển |
5 |
Luận văn thạc sĩ |
12 |
MCCD7001 - Luận văn thạc sĩ |
12 |
TỔNG |
62 |
Thông tin học phí và học bổng
Xem học bổng và hỗ trợ tài chính ở đây
Một số hoạt động của chương trình
1. Bài giảng lý thuyết và thực hành
Học viên được trải nghiệm nội dung phong phú, liên ngành về biến đổi khí hậu. Các học phần kết hợp hợp lý giữa lý thuyết và thực hành. Các lớp học được tổ chức vào các buổi tối các ngày trong tuần và cuối tuần.
Trong học kỳ đầu tiên, học viên tham gia các khóa học bắt buộc về khoa học biến đổi khí hậu, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, tác động và tính dễ bị tổn thương của biến đổi khí hậu; trong học kỳ thứ hai, học viên tham gia các học phần như Nghiên cứu học thuật và Dự án về Biến đổi khí hậu, Kinh tế học của Biến đổi khí hậu, Cộng đồng và thích ứng với biến đổi khí hậu, Mô hình hóa khí hậu, Thông tin địa lý và quy hoạch sử dụng đất ứng phó biến đổi khí hậu,… Học kỳ thứ ba bao gồm nghiên cứu thực địa và thực tập tại Việt Nam và Nhật Bản, nơi học viên học cách tiến hành nghiên cứu về biến đổi khí hậu cũng như cách chính quyền địa phương và nông dân địa phương thích ứng. Cuối cùng, sinh viên sẽ dự kỳ bảo vệ Thạc sĩ và nhận bằng Thạc sĩ Biến đổi Khí hậu và Phát triển.
Khảo sát thực tế tại Vườn quốc gia Xuân Thủy (tỉnh Nam Định) cùng học viên Trường Đại học Ibaraki
Học viên MCCD nghiên cứu tại Vườn quốc gia Xuân Thủy hàng năm và tiến hành khảo sát thực địa, khảo sát bằng bảng câu hỏi và lấy mẫu nghiên cứu. Sau chuyến thực địa, học viên sẽ phân tích dữ liệu và tóm tắt dưới dạng bài thuyết trình và báo cáo.
Thực tập thực tế tại các khu vực điển hình về biến đổi khí hậu tại Việt Nam và Nhật Bản
Địa điểm thực tập thay đổi từng năm. Học viên MCCD tham gia thiết kế, thực hiện, phân tích và trình bày dữ liệu về biến đổi khí hậu và phát triển.
Thực tập thực tế tại thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam năm 2020
Thực tập thực tế tại thành phố Đà Nẵng và Hội An (tỉnh Quảng Nam) tháng 01 năm 2023
Thực tập thực tế tại tỉnh Lâm Đồng tháng 10 năm 2023
Thực tập thực tế tại Nhật Bản
Là một quốc gia thường xuyên xảy ra thiên tai, Nhật Bản có nhiều kinh nghiệm và công nghệ ứng phó với thiên tai. Học viên MCCD sẽ đến thăm nhiều tổ chức, trường đại học, công ty, chính quyền địa phương và những nơi bị thiệt hại nghiêm trọng do biến đổi khí hậu và học hỏi kiến thức bao gồm cách thích ứng và hợp tác với thảm họa trong từng lĩnh vực.
Các bài giảng đặc biệt và hội nghị/hội thảo quốc tế: Ngân hàng Phát triển Châu Á, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu, Hanoi Forum, Climate change Network, Water Week, Phát triển Năng lượng Bền vững…
Sự kiện trồng cây do MCCD tổ chức hàng năm nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa giảng viên, học viên MCCD và các địa phương trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Học viên MCCD giao lưu và nghiên cứu cùng học viên Nhật Bản
Sinh viên tiêu biểu
Vietnam
MCCD Batch 2
VJU Batch 4
Cơ quan công tác: JICA Việt Nam “Chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng phức tạp và nhiều yếu tố bất định. Tính bền vững bị đe dọa bởi nhiều yếu tố như khí hậu, năng lượng và đại dịch. Rủi ro địa chính trị đang tăng lên. Các thay đổi ngày càng trở nên thường xuyên và nhanh chóng hơn. Hành trình của chúng tôi tại VJU đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid. Một số kế hoạch của chúng tôi đã không thành hiện thực. Nhưng, thời kỳ khó khăn nào cũng có con đường dẫn tới những ngày tươi sáng hơn. Những định hướng, lời khuyên và hỗ trợ từ VJU đã giúp chúng tôi có những quan điểm và cơ hội mới. Nền giáo dục khai phóng ở VJU đã truyền cho chúng tôi những công cụ để phát triển mạnh mẽ trong thế giới đầy bất định và phức tạp này”.
Vietnam
MCCD Batch 1
VJU Batch 3
Cơ quan công tác: Nghiên cứu viên, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu “Ngoài việc cung cấp kiến thức chuyên ngành, tôi đã nhận được nhiều kinh nghiệm thực tế khi trao đổi với các chuyên gia, giảng viên trong nước và quốc tế cũng như đi tham quan những nơi có bài học hay về ứng phó với biến đổi khí hậu. Tất cả đều đã phát huy và phát huy khả năng sáng tạo, nghiên cứu của mình.”
Do Thi Nhinh
Vietnam
Học viên MCCD Đợt 1
Sinh viên VJU Khóa 3
Nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Kyushu (Học bổng MEXT)
“Sau nhiều năm làm việc cho các dự án nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu và REDD+ (giảm phát thải khí nhà kính do mất rừng và suy thoái rừng) do DANIDA tài trợ, tôi đã đến VJU để hệ thống hóa kiến thức và mài giũa các kỹ năng của mình, và tôi đã học được cách tích hợp giữa khoa học tự nhiên (GIS) và khoa học xã hội (khảo sát kinh tế – xã hội) trong nghiên cứu về các nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái rừng ở Nghệ An. Hiện tại, tôi đang là nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Kyushu, Nhật Bản – và một lần nữa tôi đang tích hợp kỹ thuật GIS với các nghiên cứu xã hội để tìm hiểu các ảnh hưởng của khai thác than đến mất rừng và nhận thức của người dân địa phương về các lợi ích cũng như các ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh. Tôi rất mong các bạn học viên tương lai có cơ hội tìm hiểu về các chương trình giáo dục, các cơ hội việc làm cùng cách sống khoa học trong môi trường Nhật Bản tại Việt Nam và cũng có thể là các cơ hội tương tự tại Nhật Bản trong tương lai. Chào mừng tất cả các bạn đến với VJU – nơi các bạn có thể thoả mãn đam mê học tập, nhưng vẫn có cơ hội vui chơi hết mình.”
Vu Minh Hang
Vietnam
Học viên MCCD Đợt 3
Sinh viên VJU Khóa 5
Chức danh: Cán bộ dự án, Dự án Quỹ Thích ứng (Adaptation Fund)
Tổ chức: Chương trình định cư con người Liên Hợp Quốc (UN-Habitat)
“Đây là một sự thật, dù bạn có thích hay không, biến đổi khí hậu đang diễn ra và đó là điều không thể tránh khỏi. Sự thật tồi tệ hơn là biến đổi khí hậu tác động đến bạn theo một cách khác nhau tùy thuộc vào bạn là ai, bạn ở đâu và bạn làm gì. Những người dễ bị tổn thương nhất thường phải chịu đựng tác động lớn nhất. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, biến đổi khí hậu có thể quản lý được. Đó là tất cả về sự lựa chọn, và tất cả là về việc đưa ra những lựa chọn đúng đắn. Hơn bao giờ hết, các nhà khoa học về khí hậu đang củng cố nền tảng cho hành động chính đáng về khí hậu và thúc đẩy một tương lai công bằng và bình đẳng cho tất cả mọi người.
Hành trình của tôi với VJU quả thực đầy thử thách nhưng đó là quyết định mà tôi không bao giờ hối hận. Đó không chỉ là kiến thức học thuật mà còn là những kết nối trong suốt chặng đường, về sự hỗ trợ và động viên tuyệt vời từ các đồng nghiệp và các thầy mà tôi chưa từng trải qua ở bất kỳ nơi nào khác. Chọn MCCD là bước đầu tiên trên con đường phát triển cá nhân của tôi để trở thành một nhà thực hành khí hậu như tôi ngày hôm nay, hy vọng bạn cũng sẽ như vậy.”
Nguyen Thi Phuong Lan
Vietnam
Học viên MCCD Đợt 4
Sinh viên VJU Khóa 6
Cơ quan công tác: GIZ
Cán bộ Dự án – Chính sách Khí hậu
Hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris II (SIPA II)
“Hành trình với MCCD đã đặt nền móng cho bước ngoặt quan trọng nhất trên con đường sự nghiệp của tôi cho đến nay. Được trang bị kiến thức và kỹ năng thực hành có được trong 2 năm qua tại MCCD, tôi hiện đang ở vị trí thuận lợi để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn trong các khía cạnh khác nhau của chính sách khí hậu. Vì điều đó, tôi vô cùng biết ơn tất cả những chia sẻ, động viên và hỗ trợ mà tôi đã và đang nhận được từ các giáo sư, bạn học và cộng đồng cựu học viên MCCD. Sự đồng hành mà họ mang lại là một trong những trải nghiệm vui vẻ và ý nghĩa nhất mà tôi từng có được trong đời”.
Yeshus Umesh
India
Học viên MCCD Đợt 5
Sinh viên VJU Khóa 7
Kinh nghiệm: Kỹ sư kết cấu, 10 năm kinh nghiệm.
Vị trí: Kỹ sư kết cấu, Trưởng nhóm kỹ thuật (đã từng đảm nhiệm)
Hiện đang theo học Chương trình Thạc sĩ toàn thời gian.
Sau khi làm kỹ sư kết cấu trong lĩnh vực dầu khí, tôi phát hiện ra niềm đam mê ngày càng tăng trong việc giải quyết vấn đề toàn cầu quan trọng về biến đổi khí hậu. Nhận thức được nhu cầu cấp thiết về các giải pháp bền vững, tôi đã đưa ra quyết định sáng suốt là chuyển hướng sự nghiệp của mình. Quyết định này đã khiến tôi theo đuổi chương trình Thạc sĩ Biến đổi khí hậu tại Trường Đại học Việt Nhật, nơi tôi mong muốn có được những hiểu biết sâu sắc hơn về những thách thức môi trường mà chúng ta phải đối mặt và đóng góp một cách có ý nghĩa vào việc phát triển các chiến lược cho một tương lai bền vững hơn.
Chương trình MCCD, phối hợp với Trường Đại học Ibaraki với các cơ hội thực tập, mang đến một lộ trình thực tế vào khoa học khí hậu. Mối quan tâm của tôi đối với khoa học tự nhiên đã tìm thấy sự hiểu biết sâu sắc và tiềm năng khám phá trong tương lai tại Trường Đại học Ibaraki. Tôi đặc biệt giới thiệu VJU-MCCD cho bất kỳ ai đam mê khoa học khí hậu vì nó mang lại trải nghiệm giáo dục toàn diện và phong phú với những kết nối và cơ hội quý giá để ứng dụng thực tế trong lĩnh vực này.
Hla Phong Ko
Myanmar
Học viên MCCD Đợt 6
Sinh viên VJU Khóa 8
Nơi làm việc: RECYGLO PTE LTD.
Chức vụ: Giám đốc Phát triển Kinh doanh
“Tôi đang theo học Chương trình Thạc sĩ Biến đổi Khí hậu và Phát triển tại Trường Đại học Việt Nhật (VJU). Với hơn 8 năm miệt mài thực hiện các sáng kiến bền vững, tôi đã tích cực quản lý các dự án bền vững và tổ chức một số dự án bền vững thú vị ở Myanmar, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc và Việt Nam.
Công việc của tôi tại RecyGlo chủ yếu là thực hiện các giải pháp thân thiện với môi trường và giải quyết trực tiếp tác động đến môi trường. Bây giờ, tại sao lại là VJU? Chương trình Thạc sĩ Phát triển và Biến đổi Khí hậu hoàn toàn phù hợp với niềm đam mê của tôi về nhận thức về môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tôi rất muốn mang trải nghiệm thực tế của mình đến bàn học thuật tại VJU. Bạn biết tôi rồi đấy – tôi quan tâm đến các giải pháp thiết thực, hướng đến doanh nghiệp cho vấn đề biến đổi khí hậu. Đây là Chương trình hàng đầu, tập trung vào các giải pháp thiết thực, hướng đến doanh nghiệp để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu – chính xác là điều tôi đam mê.
Tôi muốn giới thiệu Chương trình này cho bất kỳ ai mong muốn thu hẹp khoảng cách giữa tính bền vững và tác động trong thế giới thực. Hãy tin tôi đi, đó là một hành trình đáng tham gia. Hãy cùng nhau làm điều này tại VJU!”
Thông tin tuyển sinh
1. Phương thức tuyển sinh
- Xét tuyển (bao gồm đánh giá hồ sơ và phỏng vấn);
- Xét tuyển thẳng.
Thông tin tuyển sinh theo Quy chế tuyển sinh, Hướng dẫn tuyển sinh sau đại học hàng năm của ĐHQGHN và Kế hoạch tuyển sinh của Trường Đại học Việt Nhật đã được ĐHQGHN phê duyệt (nếu có).
2. Tổ chức tuyển sinh
Trường Đại học Việt Nhật thành lập Hội đồng tuyển sinh Sau đại học, các Ban giúp việc cho Hội đồng tuyển sinh theo quy định về công tác tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN
Yêu cầu về văn bằng
Thí sinh tốt nghiệp các ngành thuộc các lĩnh vực Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, Nghệ thuật, Nhân văn, Khoa học xã hội và hành vi, Báo chí và thông tin, Kinh doanh và quản lý, Pháp luật, Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên, Toán và thống kê, Máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Kỹ thuật, Sản xuất và chế biến, Kiến trúc và xây dựng, Nông, lâm nghiệp và thủy sản, Thú y, Sức khoẻ, Dịch vụ xã hội, Du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân, Dịch vụ vận tải, Môi trường và bảo vệ môi trường, An ninh, Quốc phòng; các ngành có tính liên ngành cao; các ngành đào tạo ở nước ngoài sẽ được Hội đồng tuyển sinh xem xét, quyết định dựa trên hồ sơ dự tuyển
Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ
Thí sinh dự tuyển phải phải có trình độ tiếng Anh đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
- Có chứng chỉ tiếng Anh còn hiệu lực trong vòng 2 năm tính đến ngày thi đến ngày nộp hồ sơ và do một cơ sở đào tạo được ĐHQGHN công nhận cấp. Chứng chỉ tiếng Anh tối thiểu phải đạt trình độ 4/6 (B2) hoặc tương đương (IELTS, TOEFL, Aptis ESOL International Certificate, Cambridge Exam, Vietnamese Standardized Test of English Proficiency). Đến thời điểm nhập học, thí sinh dự tuyển phải nộp chứng chỉ tiếng Anh trình độ 4/6 (B2) để được công nhận là học viên chính thức của Trường ĐHVN.
- Có bằng cử nhân hoặc thạc sĩ, tiến sĩ của chương trình học toàn thời gian bằng tiếng Anh tại quốc gia sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức. Bằng cấp phải được các cơ quan có liên quan công nhận theo quy định hiện hành
- Có bằng cử nhân chương trình đào tạo tiên tiến theo Đề án đào tạo tiên tiến tại một số trường đại học Việt Nam của Bộ GD&ĐT; Tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ đại học tài năng, quốc tế, tiên tiến, danh dự hoặc chương trình đào tạo thạc sĩ có chuẩn đầu ra ngoại ngữ tương đương bậc 4/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam trong thời hạn 2 năm tính đến ngày trúng tuyển (không áp dụng thời hạn hiệu lực đối với bằng cấp của ĐHQGHN).
Yêu cầu về kết quả học tập và kinh nghiệm công tác
- Yêu cầu thí sinh dự tuyển phải có GPA ≥ 2,5/4,0.
- Trường hợp thí sinh có GPA từ 2,0/4,0 đến dưới 2,5/4,0 được dự tuyển nếu có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm công tác.
3. Chỉ tiêu tuyển sinh
- 15 sinh viên/khóa
Thông tin liên hệ
Văn phòng Chương trình
P.615, tầng 6, Đại học Việt Nhật, đường Lưu Hữu Phước, KĐT Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội
– Giám đốc chương trình: GS.TS. Mai Trọng Nhuận, Email: nhuanmt@vnu.edu.vn
– Điều phối viên chương trình: PGS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Hà, Email: nth.ha@vju.ac.vn
– Chuyên gia Jica: TS. Ishikawa Yuki, Email: yishikawa@vju.ac.vn
– Trợ lý khoa phụ trách: Th.S. Nguyễn Thị Hồng Nhung, email: nth.nhung@vju.ac.vn
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TUYỂN SINH 2024