TS. Trần Lương Thành tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế và Tài chính tại ĐH York (Anh), Thạc sĩ Kinh tế Thế giới và Tiến sĩ Kinh tế Chính trị chuyên về Khởi nghiệp và Đổi mới Sáng tạo tại Đại học Jena, Đức.

TS.Thành bắt đầu dấn thân tìm hiểu statecraft (thuật kinh bang tế thế – tạm dịch) từ khi có duyên đọc cuốn Why nations fail – Tại sao các quốc gia thất bại của Acemoglu và Robinson, và đã quyết định theo đuổi Kinh tế học Thể chế một cách bài bản, với nghiên cứu chuyên sâu về doanh nghiệp và đổi mới sáng tạo. Từng nhận được học bổng từ quỹ Konrad Adenauer Stiftung học thạc sĩ và tiến sĩ tại Đức, TS. Thành đã trải nghiệm nhiều khóa boothcamp về Kinh tế Thị trường Xã hội tại Đức, đến thăm các tổ chức quốc tế, tham gia các chương trình nhóm, và hơn hết là được tham dự các cuộc tranh luận với bạn bè quốc tế về rất nhiều chủ đề khác nhau.

Về giảng dạy, TS. Thành từng giảng về Kinh tế Chính trị Quốc tế tại Đại học Jena; là một thành viên danh dự của viện IPAG (Pháp), và viện Konrad Adenauer (Đức), chương trình Kinh tế Thị trường Xã hội. Hướng nghiên cứu của Tiến sĩ là kinh tế chính trị thế giới, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.  Ngoài ra, TS. Thành có kinh nghiệm làm việc tại các tổ chức quốc tế khác nhau: nghiên cứu về chính sách Doanh nghiệp nhỏ và vừa, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo ở OECD; chính sách thương mại và chuỗi giá trị toàn cầu tại Ngân hàng Thế giới, và đầu tư và bảo lãnh tín dụng cho một dự án của Ngân hàng Phát triển Đức.

Từ tháng 8 năm 2020, TS.Thành trở thành giảng viên Chương trình Thạc sĩ Lãnh đạo Toàn cầu, đảm nhiệm một số học phần về Kinh tế Quốc tế, một trong ba trụ cột của chương trình với hai trụ cột còn lại là Chính trị và An ninh quốc tế, và Văn hóa và Xã hội quốc tế.

Gần 15 năm chu du, học tập, làm việc và sinh sống tại Anh, Đức, Pháp, Ghana và Kenya, làm việc cho các tổ chức quốc tế, đối với TS.Thành, để hiểu biết một nơi nào đó, đi du lịch thôi là chưa đủ, mà tốt hơn là sống ở đó ít nhất một vài tháng, để cảm nhận được sức sống, hòa mình vào bầu không khí ở nơi đó.

Với kinh nghiệm đã tích lũy được, Thầy Thành hy vọng góp phần xây dựng chương trình Lãnh đạo Toàn cầu là nơi ươm mầm cho những nhà quản trị tương lại, trang bị cho học viên những hành trang tư duy phản biện, thương thuyết, đối thoại, ngoại giao thông qua việc tổ chức lớp, các round table – bàn tròn tranh luận và debate club dựa trên các mô hình quốc tế như mô hình của UN và WTO. “Mình quan niệm rằng việc dấn thân, thực hành thường xuyên, học bằng cách làm (learning by doing) rất quan trọng trong việc học hiểu lý thuyết, nhất là trong việc học kinh tế, kinh tế dấn thân, để “kinh tế không còn kinh thế”, thầy Thành chia sẻ. Ngoài giờ làm việc, thầy Thành luyện tập không chuyên cờ vây, nhu đạo và thiền.

Các ấn phẩm:

Tran, Luong Thanh (2018) “The role of institutions in entrepreneurship development in Sub-Saharan Africa” PhD Thesis. Digital Library Thuringia. (Link)

Draper, Peter and Freytag, Andreas and Scholvin, Sören and Tran, Luong Thanh (2016) “Is a ‘Factory Southern Africa’ Feasible? Harnessing Flying Geese to the South African Gateway”. World Bank Working Paper. (Link)

Tran, Luong Thanh (2015) ” Exchange Rate & Monetary Policies in Asia-Pacific Developing Countries: From Miracle to Crisis, and Revival” Akademiker Verlag. (Link)

Tran, Luong Thanh and Dulkova, Katarina (2013) “Relocation of Polluted Industries: Trade Liberalization in Developing Countries and Environmental Issues” in “The Western Tendency to outsource Problems”. Review of Essential Economic Aspects. Societas Verlagsgesellschaft KG. (Link)

Some other works: OECD SME and Entrepreneurship Policy in Brazil 2020. (Link), OECD SME and Entrepreneurship Policy in Vietnam 2020. (Nov 2020)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *