Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) là một cơ quan quốc tế chuyên môn được thành lập năm 1945 với tầm nhìn sử dụng Giáo dục, Khoa học, Văn hóa, Truyền thông và Thông tin để thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc và tăng cường trí tuệ và đạo đức, đoàn kết của nhân loại.
Vào năm 2021, các Quốc gia Thành viên UNESCO đã thông qua Khuyến nghị về Đạo đức của Trí tuệ Nhân tạo (AI), một tiêu chuẩn toàn cầu đầu tiên về vấn đề này. Văn bản lịch sử này, trong khía cạnh phổ quát của nó, xác định các giá trị và nguyên tắc chung sẽ hướng dẫn việc hình thành cơ sở hạ tầng pháp lý và chính sách nhằm đảm bảo sự phát triển và sử dụng AI có đạo đức và có trách nhiệm.

Thông tin về seminar: 
Các công nghệ về trí tuệ nhân tạo sẽ mang đến những lợi ích to lớn cho xã hội loài người ở tất cả các quốc gia như giúp tăng năng suất và hiệu quả trong nhiều ngành công nghiệp, hỗ trợ cải thiện các phương pháp chẩn đoán bệnh, theo dõi sức khỏe, dự đoán các tình trạng bệnh tốt hơn thông qua phân tích dữ liệu y tế, v.v. Tuy nhiên, trí tuệ nhân tạo cũng làm dấy lên nhiều lo ngại về vấn đề đạo đức như tin tức giả mạo, vi phạm quyền riêng tư, kích động bạo lực, gia tăng chạy đua vũ trang, v.v. Năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạ đến năm 2030. Trong khí đó, việc chuẩn bị nguồn lực cho phát triển trí tuệ nhân tạo cũng như nâng cao nhận thức của người học và giới chuyên môn về các ảnh hưởng tiềm tàng của lĩnh vực này lên các vấn đề đạo đức xã hội còn nhiều hạn chế.  Trung tâm UNESCO sẽ phối hợp với Trường Đại học Việt Nhật tổ chức 1 buổi seminar để nâng cao nhận thức của sinh viên, giảng viên, các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan về những khía cạnh cần xem xét trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo và ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào cuộc sống.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *