Theo Chỉ số Rủi ro Khí hậu do tổ chức Germanwatch (Đức) công bố tháng 12/2015, Việt Nam nằm trong 10 nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong 3 đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng, bên cạnh đồng bằng sông Nile (Ai Cập) và đồng bằng sông Ganges (Bangladesh). Nếu nước biển dâng 1 mét, 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 10% diện tích Đồng bằng sông Hồng sẽ bị ngập, ảnh hưởng trực tiếp đến 20-30 triệu người dân. Thời tiết ở Việt Nam những năm gần đây ngày càng bất thường. Hạn hán, ngập lụt, sạt lở, giông tố, bão lũ có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp.

TS. Akihiko Kotera và đồng nghiệp trong ngày hội tuyển sinh

TS. Akihiko Kotera, Chuyên gia JICA, Giảng viên Chương trình Biến đổi Khí hậu và Phát triển nói: “Lần tới Việt Nam đầu tiên của tôi là vào tháng 12 năm 1997. Khi ấy tôi đang làm luận văn Thạc sĩ. Tôi đến Nam Định để làm điều tra về canh tác lúa ở khu vực nông thôn Việt Nam. Cảm nhận của tôi khi ấy là Việt Nam là một đất nước nhỏ nhưng đẹp với những đồng lúa xanh mướt. Khi làm Tiến sĩ, thi thoảng tôi sang Việt Nam để điều tra, nghiên cứu về nông thôn, nông nghiệp ở miền Bắc. Tôi thích nghiên cứu và làm việc về nông nghiệp, do vậy Việt Nam là một lựa chọn phù hợp.

Tuy nhiên, trước các nguy cơ, Việt Nam hiện đang thiếu các chuyên gia để ứng phó với các khủng hoảng về biến đổi khí hậu. Chương trình Biến đổi khí hậu và Phát triển (MCCD) được phát triển với sứ mệnh xây dựng kỹ năng cho đội ngũ chuyên gia trong thập kỷ mới để Việt Nam trở thành một quốc gia dẫn đầu trong ứng phó với biến đổi khí hậu trong tương lai“.

Trong chương trình MCCD của Trường Đại học Việt Nhật, sinh viên được trang bị một cái nhìn tổng thể về khoa học liên ngành, được học về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, được rèn luyện kỹ năng phân tích, khả năng ngôn ngữ với các mục tiêu như sau:

  • Các kiến thức cơ bản, liên ngành về bản chất, diễn biến, tác động, tính dễ bị tổn thương, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong mối quan hệ với phát triển;
  • Cơ hội phát triển khả năng, kỹ năng để phát hiện, phân tích, đánh giá, dự báo các vấn đề liên quan công việc biến đổi khí hậu và phát triển; đề xuất và sáng tạo các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu để phát triển bền vững;
  • Phát triển khả năng làm việc với tư cách là nhà khoa học/công nghệ, quản lý/lãnh đạo/chuyên viên hỗ trợ lập chính sách/ chuyên gia tư vấn về biến đổi khí hậu cũng như đề xuất, thực hiện các dự án và tham gia các diễn đàn trong nước và quốc tế về biến đổi khí hậu và phát triển.
  • Cơ hội lấy bằng Tiến sỹ ở các trường đại học hàng đầu Nhật Bản và trên thế giới.

“MCCD là một ngành dành cho người thích nghiên cứu và thích “dấn thân” xâm nhập thực tế. Bởi vì, sinh viên MCCD không chỉ học trên lớp mà còn tham gia nhiều chuyến thực địa tại địa phương. Ở đó, sinh viên được trực quan cảm nhận, nghe tiếng nói của người dân và lấy số liệu thực tế tại các vùng bị ảnh hưởng rõ rệt của BĐKH”. Từ đó, sinh viên đưa ra các ý tưởng tham mưu, đề xuất, nghiên cứu can thiệp để giảm thiểu ảnh hưởng của BĐKH đến đời sống dân sinh.” TS. Akihiko Kotera chia sẻ.

Sinh viên MCCD đi thực địa để thu thập dữ liệu, làm báo cáo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *