Trường Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN vừa qua đã tham dự Diễn đàn Hà Nội 2018 (Hanoi Forum 2018) với các các bài tham luận và trình bày poster về chủ đề “Ứng phó với Biến đổi khí hậu để đảm bảo bền vững và an ninh.”

Diễn đàn Hà Nội – “Hướng tới Phát triển bền vững”

Diễn đàn Hà Nội là sáng kiến của Đại học Quốc gia Hà Nội, ra đời với mục đích đóng góp vào nỗ lực toàn cầu thực thi các nội dung về mục tiêu phát triển bền vững thông qua nghiên cứu khoa học, công nghệ và trao đổi học thuật quốc tế. Diễn đàn Hà Nội 2018 khuyến khích những nghiên cứu liên ngành, liên lĩnh vực, kết hợp khoa học – công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó biến đổi khí hậu, đặc biệt tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Diễn đàn Hà Nội Forum 2018 đồng tổ chức bởi Đại học Quốc gia Hà Nội và Quỹ Giáo dục Cao học Hàn Quốc với chủ đề “Ứng phó với Biến đổi khí hậu để đảm bảo bền vững và an ninh” là nơi trao đổi học thuật và chính sách liên quan đến ứng phó BĐKH và phát triển bền vững với 5 mục tiêu cốt lõi là: Xác định và phân tích các bằng chứng và tác động của BĐKH, thảo luận về mô hình, bài học được áp dụng thành công trong ứng phó BĐKH; Hỗ trợ, tư vấn các cơ quan chính phủ, các tổ chức xã hội, khối tư nhân để xây dựng chính sách và chiến lược ứng phó chủ động hơn với BĐKH; Đóng góp các giải pháp tiên tiến để xây dựng một xã hội hài hòa, phát thải các-bon thấp và thích ứng tốt trong bối cảnh BĐKH; Đẩy mạnh đào tạo và nghiên cứu về ứng phó BĐKH; Tăng cường hợp tác để đẩy mạnh công tác ứng phó với BĐKH ở cấp độ quốc tế và khu vực.


GS.TS Mai Trọng Nhuận – Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn Ủy ban quốc gia về BĐKH, Chủ tịch Hội đồng đảm bảo chất lượng ĐHQGHN, Giám đốc Chương trình Thạc sỹ Biến đổi khí hậu và Phát triển (Trường Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN),Trưởng Ban chuyên môn của Diễn đàn Hà Nội 2018 tại Lễ Khai mạc Hanoi Forum 201

Giáo sư Ken Fukushi, Đại học Tokyo, Đồng giám đốc Chương trình Thạc sỹ Kỹ thuật môi trường, trường Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN  chủ trì Tiểu ban 5 về các vấn đề Khoa học công nghệ, giáo dục về ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững

Các chất gây ô nhiễm khí hậu ngắn hạn và “siêu bụi PM2.5” tại Hà Nội

Tại Diễn đàn Hà Nội 2018, Giáo sư Kita Kazuyuki, Đại học Ibaraki, Đồng Giám đốc Chương trình Thạc sỹ về Biến đổi khí hậu và Phát triển, Trường Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN đã diễn giải về đề tài nghiên cứu của mình về các chất gây ô nhiễm khí hậu ngắn hạn và “siêu bụi PM2.5” tại Hà Nội.

Như giáo sư Kita đề cập, các chất ô nhiễm khí hậu ngắn hạn (SLCPs), bao gồm tropospheric ozone và black carbon aerosol, được biết đến rộng rãi vì sự cắt giảm các chất này sẽ kiểm soát sự nóng lên toàn cầu dưới ngưỡng 1,5 độ. Các hoạt động quốc tế về Biến đổi Khí hậu như Liên minh Khí hậu và Không khí Sạch (CCAC) đang nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động giảm thiểu các chất này. Sự cắt giảm các chất ô nhiễm khí hậu ngắn hạn sẽ tác động đáng kể tới hạn chế biến đổi khí hậu khu vực cũng như ô nhiễm không khí địa phương và ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân.


Professor Kita Kazuyuki, Ibaraki University, Co-Director of Master Program in Climate Change and Development of VJU has showed the observation plan of Short-Lived Climate Pollutant and PM2.5 in Hanoi at Hanoi Forum 2018. 

In southeast Asia, including Vietnam, although it is significant source region of Short-Lived Climate Pollutant (SLCPs), dynamic behaviors of SLCPs has not been understood thoroughly, as Prof. Kita mentioned. 

Tại Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, mặc dù mật độ chất ô nhiễm khí hậu ngắn hạn rất dày nhưng những ảnh hưởng tiêu cực của chúng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Giáo sư Kita và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu của mình về các chất ô nhiễm khí hậu ngắn hạn tại Trường Đại học Việt Nhật, nơi giáo sư đang giảng dạy, về tropospheric ozone, black carbon aerosol (BC), và bụi siêu vi PM2.5 đề có những đánh giá tác động của các chất này tại khu vực Hà Nội, thông qua đó đưa ra những đề xuất để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Giáo dục chống lại thiên tai

Giáo sư Ito Tetsuji, Đại học Ibaraki, giảng viên Chương trình Thạc sĩ về Biến đổi khí hậu và Phát triển trình bày tại Diễn đàn Hà Nội 2018 nghiên cứu của ông về “Giáo dục chống lại thiên tai từ góc độ khoa học con người”.

Sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu có thể làm tăng mưa lớn và thảm họa lũ lụt. Vào tháng 9 năm 2015, sông Kinugawa, Tochigi, Nhật Bản bị phá vỡ, gây thiệt hại nghiêm trọng cho thành phố Joso ở tỉnh Ibaraki. Mặc dù những thiên tai như vậy dự kiến sẽ tăng trong tương lai, nhưng hành động của con người vẫn chưa kịp thời với những hiểm họa từ thiên tai mang lại. Để phòng ngừa và giảm thiểu thiên tai, giáo dục giới trẻ là thực sự cần thiết. Bên cạnh đó, giáo dục phòng chống thiên tai từ quan điểm của khoa học con người là cần thiết và mang lại hiệu quả tích cực.

Ông đã đề cập đến hội thảo tập huấn phòng chống thiên tai, đặc biệt là hai chương trình “Crossroad” và “My Time Line”, tại trường tiểu học và trung học cơ sở ở thành phố Joso và hiệu quả giáo dục tuyệt vời cho trẻ em Nhật Bản thông qua các chương trình đó. 

Tại Diễn đàn Hà Nội 2018 (Hanoi Forum 2018), học viên Chương trình Thạc sỹ Biến đổi khí hậu và Phát triển đã có poster tham luận về các hướng giải pháp cho phát triển bền vững nghề cá tại quê hương Diêm Điền, Thái Thụy, Thái Bình của mình trước những thách thức mang lại từ biến đổi khí hậu.


Nguyễn Thu, học viên Chương trình Thạc sỹ Biến đổi khí hậu và Phát triển

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *