Bài giảng thuộc học phần Việt Nam và Nhật Bản trong thế giới II, chương trình Thạc sĩ Khu vực học (MAS) của Trường Đại học Việt Nhật (VJU) – ĐHQGHN (VNU).

Trong hơn 2 tiếng, giảng viên MAS đã tập trung trình bày về quá trình hình thành của tiếng Việt và chữ viết trong lịch sử, từ sự vận động của chữ Hán (hình thành các từ Hán Việt, chia tách tiếng Việt khỏi ngôn ngữ Việt Mường) đến sự ra đời và phát triển của chữ Nôm qua nhiều giai đoạn. Ban đầu, chữ Nôm được sáng tạo để ghi lại tiếng nói và dần dần đến thế kỷ XIX thì phát triển tương đối hoàn chỉnh, đủ khả năng diễn đạt suy nghĩ, tình cảm của người Việt ở mức độ đỉnh cao, thể hiện qua Truyện Kiều, Chinh Phụ ngâm, thơ Hồ Xuân Hương và các tác phẩm văn tế, …

 

 

Một số câu hỏi được giảng viên và các học viên đặt ra cho những thảo luận sâu hơn trong tương lai:

Giảng viên còn lấy nhiều ví dụ về nỗ lực phổ biến chữ Quốc ngữ của các nhà văn hóa Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Tố,… thông qua Đăng Cổ Tùng Báo, Đông Dương Tạp Chí, Nam Phong Tạp Chí, phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, Hội truyền bá Quốc ngữ, Thơ mới,… Bên cạnh đó là vai trò của trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương trong việc đào tạo giáo viên dạy chữ Quốc ngữ, hay vai trò của Việt Minh và Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong việc phổ biến chữ Quốc ngữ sau Cách mạng Tháng 8.

 

 

Những chủ đề thảo luận khác:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *