Ngày 10 tháng 11 năm 2021, Trường Đại học Việt Nhật phối hợp với Liên minh Sáng kiến văn hóa Việt Nam cùng các đối tác chủ trì chuỗi đối thoại mang chủ đề “Sống với văn hóa dân gian”. Chuỗi đối thoại bao gồm hai phiên tọa đàm trực tuyến, “Văn hóa dân gian trong nền công nghiệp văn hóa” và “Dân gian số – Văn hóa dân gian trên nền tảng số”.
Sự kiện thuộc liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2021 do Đại học RMIT Việt Nam khởi xướng tổ chức cùng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (VICAS) và COLAB Việt Nam, với sự tham gia của nhiều đối tác, và được bảo trợ truyền thông bởi Hanoi Grapevine.

Bên cạnh Ban giám hiệu trường ĐH Việt Nhật, tham dự buổi tọa đàm còn có sự hiện diện của các chuyên gia, các diễn giả từ các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, hoạch định chính sách, người thực hành nghệ thuật, làm nghề liên quan đến văn hóa dân gian như: GS.TS. Lê Hồng Lý – Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam; Mr. Trí Minh – Nhạc sĩ; PGS.TS. Trần Thị Thanh Tú – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Việt Nhật – ĐHQG HN; Mr. Đặng Văn Hậu – Nghệ nhân tò he; Mr. Lê Mạnh Cương – Founder – KEIG Studio, Founder – Board game Thần tích; TS. Trần Thanh Việt – Trường KHXH&NV- ĐHQG HN. Qua các báo cáo nghiên cứu, tọa đàm bàn tròn và trưng bày, các câu chuyện đã được tập hợp trong chương trình “Sưu tầm chuyện kể Sống với văn hóa dân gian”, tọa đàm đã đem lại góc nhìn đa chiều về văn hóa dân gian trong nền công nghiệp văn hóa, với góc nhìn từ Việt Nam cũng như trong sự đối sánh với khu vực và thế giới.

TS. Lư Thị Thanh Lê, Giảng viên Việt Nam học, Chương trình Thạc sĩ Khu vực học – Trường ĐH Việt Nhật (ĐHQGHN) và chị Nguyễn Thị Lệ Quyên, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến quảng bá di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam (VICH), đồng điều phối phiên thứ nhất.

Chuỗi đối thoại diễn ra cả ngày, với phiên tọa đàm buổi sáng về “Văn hóa dân gian trong nền công nghiệp văn hóa”, hướng đến việc tìm hiểu mối liên hệ giữa văn hóa dân gian với nền công nghiệp văn hóa. Ngoài ra, buổi tọa đàm cũng tôn vinh vai trò, giá trị của văn hóa dân gian trong đời sống, sinh kế của người dân và nêu ra những khả năng, thách thức trong việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ của đời sống đương đại dựa trên chất liệu văn hóa dân gian, cũng như khả năng quảng bá văn hóa dân gian thông qua các sản phẩm, dịch vụ trong ngành công nghiệp văn hóa.

 

Trong phiên đầu tiên, ông Song Honggyu, Đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, đã chia sẻ kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc quảng bá văn hóa dân gian trong nền công nghiệp văn hóa.

 

Về phía góc nhìn của Việt Nam, Tiến sĩ Trần Thanh Việt, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (USSH) và Tiến sĩ Lư Thị Thanh Lê, Trường ĐH Việt Nhật, đã trình bày báo cáo tổng quan về Văn hóa dân gian Việt Nam và những tổng kết từ chương trình truyền thông “Sống với văn hóa dân gian”.

Các chất liệu văn hóa dân gian được khai thác trong nhiều lĩnh vực như điện ảnh, truyền hình, phát thanh, thủ công mỹ nghệ, xuất bản, quảng cáo, thời trang, nghệ thuật biểu diễn,…

Thách thức trong việc thương mại hóa sản phẩm và dịch vụ mang chất liệu văn hóa dân gian

Các đơn vị đồng tổ chức buổi tạo đàm thứ nhất gồm có Chèo 48h Tôi chèo về quê hương, VICH – Trung tâm xúc tiến quảng bá di sản văn hóa Việt Nam, Về Làng, Trường Ca Kịch Viện, với sự phối hợp của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Phòng Thí nghiệm tương tác người – máy ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội, Folklore Club USSH.

Phiên thứ hai cũng là phiên kết thúc chuỗi chương trình được tổ chức vào buổi chiều, với sự trình bày của các diễn giả từ năm dự án về văn hóa dân gian trên nền tảng kỹ thuật số tại Việt Nam và thế giới như: Ms. Điền Diệu Anh – Trưởng Ban tổ chức, Ms. Nguyễn Ngọc – Phó Ban tổ chức Dự án Trường Ca Kịch Viện; Mr. Nguyễn Quốc Hoàng Anh – Đạo diễn, Nhà sản xuất, Nhạc sĩ; Mr. Đinh Việt Phương – Giám đốc Cty CP Tư vấn thiết kế và giải pháp công nghệ 3D Art; Ms. Emma Duester – Giảng viên Khoa Truyền thông & Thiết kế – Đại học RMIT; Mr. Paolo Russo – Chủ tịch CRHACK Lab – Italy, trong đó các chuyên gia và cộng đồng làm việc với các dạng tư liệu số đa phương tiện, về các chủ đề như nghệ thuật biểu diễn truyền thống, làng nghề, thủ công mỹ nghệ, đồ vật gắn với phong tục truyền thống, di sản kiến trúc, mỹ thuật, v.v..Tọa đàm nhằm khám phá sự thể hiện, biểu đạt, bảo tồn và phát huy giá trị của văn hóa dân gian trên nền tảng số.

Với cuộc đối thoại giữa các khách mời đến từ trường đại học, các tổ chức, công ty và cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực này ở trong và ngoài nước, tọa đàm đã đem lại những chia sẻ về những thực hành, gợi mở những hợp tác, những sáng kiến mới để thúc đẩy công việc bảo tồn, số hóa văn hóa dân gian và tăng cường trải nghiệm của người dân về văn hóa dân gian trên nền tảng số.

                               Triển lãm “Chạm về nguồn cội” của Trường Ca Kịch Viện tại Manzi Art Space

                                     Quy trình số hóa bộ sưu tập Quả cau tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Phiên thứ hai được các đơn vị Chèo 48h Tôi chèo về quê hương, VICH – Trung tâm xúc tiến quảng bá di sản văn hóa Việt Nam, Về Làng, Trường ca kịch viện đồng tổ chức, với sự phối hợp của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Nhóm DPECH – Bảo tồn và giáo dục di sản văn hóa trên nền tảng số, Phòng thí nghiệm tương tác người – máy ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội, Tổ chức tài trợ quốc tế EGINA, CRHACK Lab Foligno 4D (Italy).

Chụp ảnh lưu niệm tổng kết chuỗi đối thoại:


                                                                 Ảnh lưu niệm với các khách mời phiên thứ nhất

                                                                              Ảnh lưu niệm với các khách mời phiên thứ hai

VJU MEDIA

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *