SARNCCAR, một dự án khoa học và kết nối cộng đồng các nhà khoa học, mang lại cho học viên VJU cơ hội tiếp cận và thực hành với các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu trên thế giới trong thực tế ở Đông Nam Á và Nhật Bản.


Học viên VJU và nhà nghiên cứu từ Philippines trao đổi tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, Nam Định

 

Những cách tiếp cận liên ngành


Chương trình Thạc sĩ Biến đổi khí hậu và phát triển (MCCD) là sự tích hợp của khoa học cơ bản về biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tự nhiên, con người và xã hội, các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ trong nhiều lĩnh vực bao gồm công nghiệp, nông nghiệp, kinh tế …, cũng như các chính sách trong khu vực và quốc tế tương ứng. Chương trình đào tạo học viên đến từ nhiều ngành học khác nhau như khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, quản trị… với mục đích nâng cao kiến thức và kĩ năng cho học viên, để có thể đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung về vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu.

Khởi nguồn như một phần của các chương trình đào tạo liên ngành/đa ngành thuộc VJU, chương trình MCCD bao gồm các khóa học định hướng nghiên cứu để trở thành nhà khoa học, nhà giáo dục hay chuyên gia về biến đổi khí hậu. Ngoài ra, còn tổ chức các khóa học định hướng quản lý để trở thành nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo xã hội có tầm nhìn tổng thể, bền vững về vấn đề biến đổi khí hậu, tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

Cuối năm 2018, Mạng lưới nghiên cứu Khu vực Đông Nam Á về các biện pháp thích nghi với Biến đổi khí hậu (SARNCCAR) được thành lập dành cho mạng lưới các nhà nghiên cứu tại 4 quốc gia: Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan và Philippines với nhiều lĩnh vực kiến thức để khuyến khích các tiếng nói khác nhau, đóng góp vào cơ sở nghiên cứu và những nghiên cứu dựa trên cơ sở cộng đồng thành thông điệp chung với mục đích thích ứng với biến đổi khí hậu. Chương trình Biến đổi khí hậu và phát triển (MCCD) tại VJU và Đại học Ibaraki là hai đơn vị tổ chức buổi hội thảo đầu tiên vào ngày 20 và 21 năm 2018 tại Hà Nội và tỉnh Nam Định.

Là một chủ thể được hướng đến trong buổi hội thảo , các học viên VJU đã có cơ hội học hỏi và tiếp cận những thông tin quý giá thông qua những cuộc thảo luận với các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới về biến đổi khí hậu toàn cầu.


Học viên VJU chia sẻ về những hướng nghiên cứu tại hội thảo

 

“Crossroad” và “My Timeline” là công cụ thứ ba để thay đổi suy nghĩ của chúng ta về phòng chống thiên tai


Giáo sư Ito Tetsuji, giảng viên bộ môn “Giảm thiếu và thích ứng với biến đổi khí hậu” trong chương trình MCCD đã diễn giải poster của ông về việc phòng chống thiên tai, một trong những hoạt động phòng ngừa quan trọng nhất. Với nghiên cứu của ông tại Việt Nam, Giáo sư Ito diễn giải tới các nghiên cứu điển hình về phòng chống thiên tai tại Nhật Bản.   

Trong buổi hội thảo, thầy đề cập về vấn đề phòng chống thiên tai, đặc biệt là “Bước ngoặt” và “Lộ trình cụ thể” tại trường tiểu học và trung học cơ sở ở thành phố Joso và đã có được hiệu quả giáo dục tuyệt vời cho trẻ em Nhật Bản.


GS. Ito Tetsuji

 

 Du lịch cộng đồng bền vững ở miền Nam Thái Lan


Cô Kook Kanokwan Kaewuthai – giảng viên Khoa Công nghệ Nông nghiệp, Đại học Fron Phuket Rajabhat đã mang đến hội thảo poster của cô về Du lịch cộng đồng bền vững ở miền Nam Thái Lan.

Thông qua chia sẻ của cô với những nhà nghiên cứu khác cùng học viên VJU, chia sẻ của cô đã nhận được quan tâm bởi việc nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững thông qua hoạt động giúp cộng đồng nhận thức lối sống và tài nguyên thiên nhiên qua cách nhìn riêng của họ. Bài thuyết trình của cô cho thấy rằng cuộc trò chuyện giữa các nhà khoa học với cộng đồng là để cùng tìm giải pháp giảm sự nóng lên toàn cầu.

Cô cũng rất quan tâm đến buổi hội thảo và cách mà học viên VJU hăng hái tương tác với các nhà nghiên cứu. “Đây là cơ hội đặc biệt mở ra cho học viên VJU nhiều cơ hội quý giá để có được kiến thức nâng cao hơn về thích ứng biến đổi khí hậu với nhiều quan điểm, ngành học khác nhau. Tôi rất ngạc nhiên về cách học viên của VJU rất tự tin và nhiệt tình khi trò chuyện cùng các nhà nghiên cứu.”, cô chia sẻ.


PGS.TS. Kook Kanokwan Kaewuthai

 

Thích ứng nhờ vào cộng đồng: Tăng cường khả năng khắc phục biến đổi khí hậu của cộng đồng và hệ sinh thái thông qua quản lý lưu vực sông chảy qua


Giáo sư Juan M. Pulhin – Khoa Lâm nghiệp xã hội và Quản trị Lâm nghiệp, Đại học Los Banos Philippines đã đến buổi hội thảo SARNCCAR với nghiên cứu nhóm cùng những nỗ lực của họ đối với mạng lưới cộng đồng và các bên liên quan để đảm bảo lưu vực sông Baroro (tại tỉnh La Union, Philippines) được cung cấp các dịch vụ bền vững khác nhau để có được khả năng khắc phục sau biến đổi khí hậu và các thảm họa liên quan.

Mục đích của hoạt động là cung cấp nhận thức cho người tham gia về giá trị của lưu vực sông cùng cách tiếp cận với các thiết bị, quy trình giám sát các lưu vực khác nhau và hệ thống canh tác.

Giáo sư Juan M. Pulhin cũng chia sẻ rằng: “Chương trình MCCD của các bạn vô cùng tiềm năng khi mang đến cho học viên rất nhiều cơ hội được học hỏi kiến thức từ những quốc gia khác nhau trên thế giới, những quan điểm nghiên cứu khác nhau và học các tôn trọng sự khác biệt.”


GS. Juan M. Pulhin

 

Tri thức đến từ sự sẻ chia


Thông điệp “Tri thức đến từ sự sẻ chia” của SARNCCAR thể hiện rằng mọi tiếng nói, mọi chia sẻ sẽ được lắng nghe, đánh giá cao và cùng nhau học hỏi. Trong hoạt động đầu tiên được tổ chức, không quan trọng bạn đến từ đâu, bạn bao nhiêu tuổi, bạn làm việc trong lĩnh vực nào, thì những ý tưởng hay kinh nghiệm của bạn đều được trân trọng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *