Ngày 18/3/2021, Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam, SHIMIZU Akira đã có bài giảng tại Trường Đại học Việt Nhật về chủ đề ODA – Viện trợ Phát triển chính thức.
80% các nước trên thế giới hiện nay là các nước đang phát triển. Tùy thuộc vào mức độ phát triển, các nước này còn gặp các vấn đề về môi trường, bệnh dịch, thiếu nước sạch, thiếu lương thực, đường xá kém chất lượng, thiếu trường học, ít bệnh viện… Để đạt được sự phát triển và thịnh vượng chung, các nước cần hợp tác với nhau để duy trì hoà bình ổn định toàn thế giới và thúc đẩy phát triển.
ODA là một hình thức hợp tác khác giữa chính phủ các nước phát triển thông qua các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc có chính sách vay với điều kiện ưu đãi từ các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển. Nguồn vốn vay ODA, được cho không, hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi, không tạo gánh nặng cho các nước đang phát triển nhằm sử dụng cho phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi của các nước đang phát triển. Việt Nam nhận viện trợ phát triển chính thức từ Nhật Bản từ năm 1954.
Theo số liệu chính thức từ JICA, Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam với tổng vốn vay được duyệt từ 1992- 2019 là 2700 ngàn tỷ Yên, trong đó hơn 70% vốn vay ODA dành cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
Với định hướng hợp tác phát triển nhằm mục tiêu tăng trưởng bền vững, nguồn vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam nhằm thực hiện 3 mục tiêu (1) Tăng trưởng và tăng cường năng lực cạnh tranh; (2) Hỗ trợ đối tượng dễ bị tổn thương; (3) Tăng cường quản trị.
Đến nay, Việt Nam đã cải thiện cơ sở hạ tầng, xây dựng 3309 km đường sá, xây 287 cây cầu, 5 cảng biển và 2 cảng hàng không quốc tế cùng với 3 tuyến đường sắt đô thị (số 1, số 2 tại Hà Nội) và (tuyến số 1 đang được xây dựng tại Tp. Hồ Chí Minh). Với mục tiêu hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương, ODA được sử dụng nhằm hỗ trợ các bệnh viện trọng điểm như Bạch Mai, Trung Ương Huế và BV Chợ Rẫy. Bên cạnh đó, Việt Nam đã xây dựng chính sách về BĐKH và phòng chống thiên tai, xây dựng hệ thống thoát nước tại các thành phố lớn; thu hẹp khoảng cách đô thị và nông thôn thông qua tiếp cận cách dịch vụ xã hội tài chính, phòng chống mua bán người, nâng cao sinh kế của nông dân, thúc đẩy sự tham gia của người dân tộc thiểu số tại các vùng miền núi… Thông qua các hoạt động ODA, Nhật Bản và Việt Nam thúc đẩy liên kết với các doanh nghiệp tư nhân thực hiện khảo sát triển khai đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài.
Với mục tiêu đóng góp cho hoà bình và phồn vinh của toàn thế giới, trong tương lai, Nhật Bản tiếp tục xây dựng mối quan hệ tin cậy chân thành với các nước ASEAN, và đóng góp bảo đảm hoà bình và thịnh vượng của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.
[Dự kiến Chuỗi bài giảng kỉ niệm chuyến thăm của Thủ tướng Suga: Thực tập 1”]. Các bài giảng trong ô màu đã được thực hiện.
Chủ đề |
Diễn giả |
Chiến lược mang tính địa chính trị của Nhật Bản và vai trò của Việt Nam |
Mr. Kunihiko Miyake, Cố vấn Nội các đặc biệt |
Nhà nước pháp quyền |
TS. EDAGAWA Mitsushi |
ODA – Viện trợ Phát triển chính thức |
Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam, SHIMIZU Akira |
Đầu tư trực tiếp |
JETRO Vietnam Office |
Site tour of ODA and direct investment |
JICA Vietnam Office |
Strengthening the supply chain |
Japanese enterprises in Vietnam |
Digital Japan-Vietnam cooperation |
Japanese and Vietnamese enterprises |
Cooperation in Human resources |
Embassy of Japan in Vietnam |
Japanese language education |
Japan Foundation Office |
Response to COVID 19 |
JICA team in NIHE |
Japanese Politic |
Mr. Takebe Tsutomu, Special Advisor of Japan- Vietnam Friendship Parliamentary Alliance |