Sinh viên MEE trong chuyến thực tập tại Đại học Ritsumeikan

Chương trình Thạc sĩ Kỹ thuật Môi trường (MEE) được thiết kế kết hợp lý thuyết và thực hành, trong đó tỉ lệ thực hành chiếm 40%. Xuất phát từ điểm yếu của cách đào tạo truyền thống của Việt Nam: sinh viên thường “học chay” và it có điều kiện thực hành, MEE được xây dựng để sinh viên thực hành và dấn thân “làm nghề” ngay từ khi còn ngồi giảng đường. Các hoạt động thực hành đa dạng, gồm các chuyến fieldtrip trong nước, các giờ học trong phòng lab và tham gia làm dự án cùng Thầy Cô. Đây là môi trường cầm tay chỉ việc lí tưởng cho những ai đam mê nghiên cứu và muốn theo đuổi các công việc liên quan đến môi trường.

Hai đối tác đồng điều phối chương trình MEE từ phía Nhật Bản gồm Đại học Tokyo (Trường đại học công lâu đời nhất của Nhật Bản, xếp hạng đầu Châu Á và thứ 36 trên thế giới (theo xếp hạng của World University Rankings 2019) và Đại học Ritsumeikan – một trong ba trường đại học tư mạnh nhất Nhật Bản về chất lượng đào tạo và nghiên cứu, là cái nôi của nhiều chính trị gia và các CEO của các công ty lớn tại Nhật Bản. Chương trình đào tạo của MEE là sự phối hợp những tinh hoa của môi trường đại học công và thế mạnh của đại học tư trong lĩnh vực nghiên cứu trước những yêu cầu phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới.

Các học phần quan trọng trong 2 năm đào tạo gồm Hệ thống quản lý môi trường, Phân tích môi trường, Đánh giá và mô hình hóa môi trường, Các vấn đề môi trường toàn cầu, Sức khỏe môi trường, Phân tích môi trường nâng cao… Bên cạnh đó là các học phần về các yếu tố tác động đến môi trường và kỹ thuật xử lý môi trường như Chu trình vật chất và quản lý chất thải rắn, Công nghệ xử lý nước cấp và nước thải, Kiểm soát phát thải và ô nhiễm không khí, Quản lý chất thải công nghiệp và nguy hại, Công nghệ vi sinh môi trường, Thực hành Kỹ thuật môi trường, Công nghệ xử lý cấp nước, nước thải tiên tiến và tái sử dụng nước thải, Hóa học môi trường nâng cao, Ứng dụng máy tính trong môi trường…

Sinh viên MEE bảo vệ tốt nghiệp

Bức tranh tổng quan về môi trường Việt Nam được nhìn nhận trong mối tương quan với các nước trong khu vực như Nhật Bản và các nước trong khu vực với các học phần như Quản lý môi trường tại Nhật Bản, Ứng dụng công nghệ môi trường ở các nước châu Á…

Ngoài ra, phần thực hành đi song song và chốt lại các học phần lý thuyết là điểm hội tụ, để sinh viên đối chiếu những kiến thức mình đã học, áp vào thực tế, sử dụng các kỹ năng và lên kế hoạch cho các dự án của mình.

Nguyễn Thị An Hằng – Điều phối viên, Giảng viên Chương trình MEE chia sẻ: “Các thầy cô của MEE luôn tạo điều kiện để sinh viên đam mê nghiên cứu có cơ hội tham gia các dự án: Từ dự án cấp trường, đến cấp quốc gia. Qua đó, các em được học hỏi, làm dự án trong thực tế, được hỗ trợ kinh phí để nghiên cứu các chủ đề cá nhân tâm huyết. Khi tham gia dự án, sinh viên có cơ hội đi dự hội thảo quốc tế và xuất bản các ấn phẩm trên các tạp chí quốc tế uy tín chung với thầy cô. Đó là bước đệm cho những sinh viên có dự định xin học bổng nghiên cứu sinh sau này!”

Có lẽ, điều này cũng lí giải vì sao khi đến văn phòng MEE có thể bắt gặp nhiều công trình của sinh viên được giải thưởng đến vậy.

Sinh viên MEE đi dã ngoại

Vừa qua, sinh viên và Giảng viên MEE tham gia Hội nghị chuyên đề Quốc tế lần thứ 5 về Tương lai bền vững ở Châu Á (International Symposium on Sustainable Future in Asia) tại Myanmar với 2 tham luận và 2 công trình dự thi. Trong đó, sinh viên Vũ Thị Mỹ Hạnh đã giành giải thưởng “THE BEST POSTER AWARD”. Giải thưởng được trao cho 6 diễn giả xuất sắc nhất trong số 54 người đăng.

Công trình của Hạnh thể hiện tỷ lệ lớn vi khuẩn kháng kháng sinh trong môi trường nước và chuỗi thức ăn ở Việt Nam bằng kỹ thuật sinh học phân tử một cách đầy khoa học nhưng cũng vô cùng hấp dẫn. Với tình hình hiện này, việc lạm dụng kháng sinh trong cuộc sống hàng ngày đang trở nên phổ biến khiến một số vi khuẩn dần kháng thuốc lâm sàng. Điều này khiến Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có nguy cơ cao nhất có vi khuẩn kháng thuốc.

Công trình của Mỹ Hạnh là một nghiên cứu có ý nghĩa về sức khỏe cộng đồng và là niềm tự hào của MEE nói riêng và VJU nói chung. Xem bài báo đầy đủ về công trình trên tạp chí SCOPUS tại:
Vu, T.M.H., Kasuga, I. and Katayama, H. (2020) Prevalence of Plasmid-mediated Colistin Resistance Gene mcr-1 in Domestic Wastewater, IOP Conference Series: Earth and Environmental Science, Vol.496, No.1, pp. 012015. (doi: https://doi.org/10.1088/1755-1315/496/1/012015)
Xem các công trình dự thi và tham luận khác tại “The best poster Award”:

Công trình

(1)    Pham, M.N. and Kasuga, I. (2020) Profiling Fecal Pollution in Rivers in Hanoi, Vietnam, by Host-specific Bacteroidales and crAssphage markers, 5th International Symposium on Sustainable Future in Asia/5th NIES International Forum, p.97. (21-22 January, Yangon, Myanmar)
(2)    Oladele, H., Tran, T.V.H., and Kasuga, I. (2020) Photocatalytic Activity of Nano TiO2 Powder for Dye and Antibiotic Degradation, 5th International Symposium on Sustainable Future in Asia/5th NIES International Forum, p.99. (21-22 January, Yangon, Myanmar)
Tham luận
(1)   Kasuga, I. (2020) Tackling Antimicrobial Resistance in the Context of SDGs in Asia, 5th International Symposium on Sustainable Future in Asia/5th NIES International Forum.
(2)   Katayama, H. (2020) Microbial Safety in Water Reuse, 5th International Symposium on Sustainable Future in Asia/5th NIES International Forum.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *