Để bắt đầu một học kỳ mới sôi nổi và hào hứng, Chương trình Thạc sĩ Lãnh đạo Toàn cầu – MGL, Khoa Khoa học Xã hội liên ngành, Trường ĐH Việt Nhật đã tổ chức một chuỗi bài giảng về chủ đề Quan hệ Đối tác toàn cầu và Mục tiêu Phát triển bền vững (Global Partnerships & SDGs).
Chuỗi bài giảng MGL trực tuyến được tổ chức thay cho các chuyến đi thực tế tại các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi Chính phủ dành cho học viên K5 của chương trình.
Các diễn giả đặc biệt sẽ lần lượt chia sẻ cách tổ chức của họ hướng đến và đóng góp như thế nào để đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững, bên cạnh vai trò và trách nhiệm của tổ chức.
Ngoài ra, các diễn giả còn đưa ra những lời khuyên rất thiết thực cho các học viên MGL về các cơ hội công việc ở các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế trong tương lai.
Bài giảng 1: Mr.Upalat Korwatanasakul
Ông Upalat là một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Nâng cao về phát triển bền vững (United Nations University Institute for the Advanced Study of Sustainability (UNU-IAS)). Ông sở hữu tấm bằng Tiến sĩ Nghiên cứu quốc tế chuyên ngành Phân tích kinh tế phát triển tại Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản.
Bên cạnh đó, ông còn là một nhà kinh tế học về phát triển quốc tế với đam mê nghiên cứu các vấn đề về phát triển kinh tế xã hội tại vùng Đông và Đông Nam Á, như kinh tế số, chuỗi giá trị toàn cầu, kinh tế phi chính thức, thị trường lao động, và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong bài giảng của mình, ông Upalat đã chia sẻ với các học viên MGL về kinh nghiệm cộng tác của mình mới các tổ chức quốc tế lớn và các viện nghiên cứu như Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA-RI), Ủy hội Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hợp Quốc (UNESCAP), bên cạnh các tổ chức lớn khác.
Bài giảng 2: Mr.Tristan Knowles
Ông Tristan đã nhận được tấm bằng Cử nhân Kinh tế Ứng dụng tại Đại học Victoria, Melbourne, Úc. Trong thời gian tại đại học, ông Tristan đã trải nghiệm chương trình trao đổi dài 12 tháng để du học tại các thành phố lớn khác như Hồng Kông, Bắc Kinh và Kuala Lumpur.
Ông Tristan còn là một Chuyên viên Đầu tư khí hậu thuộc nhóm cơ sở hạ tầng khu vực tư nhân của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), phụ trách khu vực sông Mekong bao gồm Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và Myanmar.
Trong bài giảng của mình, Ông Tristan đã chia sẻ kinh nghiệm làm việc của mình tại ADB trong 4 năm vừa qua. Ông là người chịu trách nhiệm tổ chức và giải quyết các vấn đề về năng lượng tái tạo, dự trữ năng lượng, giao thông bền vững, và giao dịch tài chính hỗn hợp. Trước khi làm việc cho ADB, ông Tristan đã từng làm việc tại Tập Đoàn Tài chính Năng lượng sạch, một ngân hàng xanh tại Úc tập trung vào khí hậu trị giá 10 tỷ Đô-la.
Bài giảng 3: Ms.Thapa
Bà Thapa hiện tại đang là Chuyên viên Phát triển dự án vùng tại Tổ chức di cư quốc tế (IOM). Bà là chuyên gia về phát triển quốc tế với 10 năm kinh nghiệm làm việc tại các trụ sở chính và văn phòng vùng của tổ chức tại Washinton D.C., Canberra, Bangkok, Nepalhanj, Kabul, …
Bà đã chia sẻ với các học viên của chương trình MGL về kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển và hỗ trợ dự án, triển khai dự án, phát triển nghiên cứu và truyền thông. IOM cam kết đảm bảo việc di cư an toàn và trật tư cho tất cả mọi người.
Bài giảng 4: Mr.Phạm Văn Tấn
Ông Phạm Văn Tấn đang nắm giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tại Cục Biến đổi Khí hậu, Bộ Tài Nguyên và Môi trường Việt Nam.
Trong bài giảng của mình, Ông Phạm Văn Tấn đã chia sẻ các thông tin về trách nhiệm của ông tại Cục Biến đổi khí hậu, bao gồm phát triển và hưỡng dẫn triển khai các chính sách, quy định, và kế hoạch về giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Ông được biến đến là người đã chỉ đạo phát triển Đóng góp do quốc gia tự quyết định Việt Nam – INDC giai đoạn 2014-2015; cập nhật NDC giai đoạn 2017-2020; phát triển Kế hoạch Quốc gia về triển khai Hiệp định Paris; đóng góp cho việc xây dựng bộ Luật bảo vệ môi trường về vấn đề biến đổi khí hậu 2014 và 2020,… Ông cũng có kinh nghiệm chuyên sâu về điều phối các chương trình về biến đổi khí hậu tại khu vực tư nhân lẫn quốc tế tại Việt Nam.
Ông là Phó trưởng đoàn đàm phán về biến đổi khí hậu của Việt Nam trong khuôn khổ Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Ông từng là Chủ tịch Nhóm Công tác ASEAN về Biến đổi Khí hậu (AWGCC) giai đoạn 2015-2017; Thành viên Ban chỉ đạo Đối tác NDC nhiệm kỳ 2016-2019.
Bài giảng 5: Ms.Boran Choi
Bà Boran Choi là Chuyên gia Giáo dục và Vận động chính sách tại Chương trình Giáo dục Bảo vệ An ninh và Xung đột (PEIC) của Tổ chức Giáo dục Trên tất cả (EAA).
Trong bài giảng của mình, Bà Boran đã chia sẻ vs học viên MGL về những câu chuyện tại PEIC và UNESCO.
Tại PEIC, Bà đảm nhiệm vị trí vô cùng quan trọng trong việc phát triển và thực hiện chiến lược vận động toàn cầu bao gồm chiến dịch toàn cầu của EAA nhằm bảo vệ quyền được giáo dục khỏi bị tấn công, #UniteToProtect; các dự án cấp vùng nhằm trao quyền và huy động thanh niên và cộng đồng bị ảnh hưởng bởi xung đột để vận động giáo dục và xây dựng nền hòa bình bền vững.
Trước đó, Bà Boran đã làm việc tại Văn phòng Dự Án UNESCO tại Myanmar, Sáng kiến đầu tiên về giáo dục toàn cầu của Tổng thư ký LHQ (GEFI), Văn phòng liên lạc của UNESCO ở New York và Ban giám đốc giáo dục của OECD ở Paris. Bà là một nhà vận động đầy nhiệt huyết cho việc trao quyền cho thanh niên trở thành những người đóng góp tích cực vào việc xây dựng một thế giới công bằng, bình đẳng, hòa bình và thịnh vượng hơn. Bà đã tốt nghiệp Thạc sĩ về Phát triển Giáo dục Quốc tế từ Đại học Pennsylvania và Cử nhân về Khoa học Chính trị và Kinh tế từ Đại học SungKyunKwan.
Chương trình Thạc sĩ Lãnh đạo toàn cầu Chương trình cung cấp nguồn nhân lực về khoa học lãnh đạo và quản lý có trình độ cao, có kiến thức toàn diện, có tầm nhìn và tư duy toàn cầu, vận dụng tương đối thành thạo hệ thống phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận, tri thức và kỹ năng của khoa học lãnh đạo và quản lý hiện đại vào thực tiễn nghiên cứu khoa học, lãnh đạo, chỉ đạo, tư vấn chính sách, hoạch định và tổ chức triển khai chính sách, quản lý, điều hành và đánh giá quá trình chính sách ở các địa phương, bộ, ngành, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, doanh nghiệp vv… đề xuất các giải pháp góp phần giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn phát triển bền vững. Để biết thêm thông tin về chương trình, vui lòng tham khảo tại đây. |