Thông điệp từ Hiệu trưởng
Phát triển bền vững đang là nhiệm vụ cấp bách của cả thế giới theo tiêu chí SDGs mà Liên hợp quốc (UN) đặt ra, và đã được đưa vào chương trình nghị sự của cả Việt Nam và Nhật Bản.
Trường Đại học Việt Nhật (VJU) – Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU) đang nỗ lực thúc đẩy sự phát triển bền vững, qua đó kiến tạo giá trị mới cho thế giới.
Với tham vọng trở thành một đại học nghiên cứu hàng đầu Việt Nam và khu vực châu Á về công nghệ kỹ thuật tiên tiến và khoa học liên ngành để phục vụ mục tiêu phát triển bền vững, ngay từ những ngày đầu thành lập, VJU đã lựa chọn theo đuổi triết lý “giáo dục khai phóng” (liberal arts education).
VJU hiện cung cấp 6 chương trình đào tạo bậc đại học, 8 chương trình thạc sĩ và sắp đưa vào vận hành 2 chương trình tiến sĩ đầu tiên.
Sứ mệnh, Tầm nhìn và Triết lý Giáo dục
Sứ mệnh
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hướng tới trở thành nhà lãnh đạo, nhà quản lý và chuyên gia ở Việt Nam, Nhật Bản, khu vực Đông Á và thế giới.
Cung cấp các sản phẩm nghiên cứu trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và khoa học liên ngành phục vụ phát triển bền vững. Xúc tiến chuyển giao tri thức giữa Việt Nam và Nhật Bản nhằm phụng sự xã hội.
Đóng góp thực hiện sứ mệnh của Đại học Quốc gia Hà Nội và thúc đẩy sự phát triển hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Thể hiện trách nhiệm xã hội thông qua tuân thủ các nguyên tắc Bền vững, Toàn cầu, Hợp tác, Minh bạch và Đa dạng.
Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam và Nhật Bản.
Tầm nhìn đến 2035
Trở thành trường đại học nghiên cứu có uy tín hàng đầu ở châu Á trong các lĩnh vực công nghệ kỹ thuật tiên tiến và khoa học liên ngành phục vụ phát triển bền vững trên cơ sở phát huy các thế mạnh của Việt Nam và Nhật Bản. Đạt vị trí hàng đầu châu Á trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học bền vững.
Triết lý giáo dục
Giáo dục khai phóng và Phát triển bền vững.
Hội đồng trường đại học
Hội đồng trường Đại học Việt Nhật (Hội đồng VJU) gồm 20 thành viên, trong đó 10 thành viên là đại diện phía Việt Nam và 10 thành viên đại diện phía Nhật Bản. Tất cả các thành viên Hội đồng đều do Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU) bổ nhiệm.
Nhiệm kỳ của Hội đồng VJU là 05 năm. Hội đồng VJU có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
– Phê duyệt chiến lược phát triển trung hạn và kế hoạch hoạt động của VJU trình ĐHQGHN phê duyệt; – Huy động các nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân trong và ngoài nước để phục vụ xây dựng và phát triển Trường; – Giám sát việc sử dụng các nguồn lực của Trường; việc thực hiện các quy định, quy chế quản lý nội bộ quan trọng của Trường; các đề án thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các đơn vị trực thuộc Trường;
– Phê duyệt các quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn và quyền lợi của Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành của Điều lệ Trường ĐHCT và ĐHQGHN; Đề nghị Giám đốc ĐHQGHN bổ nhiệm Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng.
Hội đồng VJU bao gồm Ban Kiểm soát nội bộ do Chủ tịch Hội đồng VJU quyết định thành lập; Ban Kiểm soát nội bộ có từ 03 đến 05 thành viên, có trách nhiệm tham mưu, giúp Chủ tịch Hội đồng VJU giám sát hoạt động của các thành viên Hội đồng, thành viên Ban Giám hiệu trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Ông LÊ QUÂN
Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
Chủ tịch Hội đồng
Ông UCHIDA KATSUICHI
Giáo sư danh dự, Cố vấn cấp cao Đại học Waseda
Phó Chủ tịch Hội đồng
Ông NGUYỄN ANH TUẤN
Trưởng ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thư ký Hội đồng
Ông AIZAWA MASUO
Cố vấn Chủ tịch Cơ quan Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (JST)
Ủy viên Hội đồng
Ông CASSIM MONTE
Chủ tịch Hội đồng Trường Quốc tế Akita
Ủy viên Hội đồng
Ông ĐÀO HỒNG TUYỂN
Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Tuần Châu
Ủy viên Hội đồng
Ông FURUTA MOTOO
Hiệu trưởng Trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Ủy viên Hội đồng
Ông ITO NAOKI
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam
Ủy viên hội đồng
Ông MATSUOKA TETSUYA
Phó Tổng giám đốc Bộ phận Hợp tác quốc tế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản JCCI
Ủy viên Hội đồng
Ông MORITA KIYOTAKA
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam
Ủy viên Hội đồng
Ông NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC
Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Ủy viên Hội đồng
Ông NGUYỄN HIỆU
Phó giám đốc, Đại học Quốc gia Hà Nội
Ủy viên Hội đồng
Ông NGUYỄN HOÀNG OANH
Phó hiệu trưởng Trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Ủy viên hội đồng
Ông OZASA HARUHIKO
Trưởng đại diện Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Hà Nội
Ủy viên Hội đồng
Ông PHẠM ĐẠI DƯƠNG
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Tỉnh Phú Yên
Ủy viên Hội đồng
Ông PHẠM ĐÌNH ĐOÀN
Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái
Ủy viên Hội đồng
Ông TAKEBE TSUTOMU
Cố vấn đặc biệt Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật Việt
Ủy viên Hội đồng
Ông TAKEUCHI KAZUHIKO
Trung tâm Nghiên cứu tầm nhìn tương lai, Đại học Tokyo
Chủ tịch Hội đồng Viện Chiến lược Môi trường Trái đất (IGES)
Ủy viên Hội đồng
Ông TÔ HUY RỨA
Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản
Hiệu trưởng danh dự Trường Đại học Việt Nhật
Ủy viên Hội đồng
Ông VŨ MINH GIANG
Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội
Ủy viên Hội đồng
Lịch sử hình thành
Sau hơn 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2015), mối quan hệ Việt Nam và Nhật Bản đã phát triển toàn diện trên tất cả các mặt. Năm 2009, hai nước đã gia tăng quan hệ tới cấp độ “đối tác chiến lược”, thể hiện sự tin cậy về chính trị và phản ánh sự phát triển toàn diện ở các lĩnh vực.
Nhật Bản là quốc gia phát triển, có thế mạnh nổi trội về khoa học công nghệ. Nhật Bản có nhiều đại học uy tín hàng đầu thế giới. Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam, Nhật Bản luôn giữ một vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng. Năm 2015, Nhật Bản là nhà tài trợ ODA lớn nhất của Việt Nam và là nhà đầu tư FDI lớn thứ hai vào Việt Nam.
Gần 30 năm sau Đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây đang chậm lại, Việt Nam đứng trước nguy cơ bẫy thu nhập trung bình. Để đạt tốc độ tăng trưởng cao và liên tục trong thập kỷ tới, Việt Nam cần có động lực phát triển mới là nền tảng khoa học công nghệ và nhân lực chất lượng cao.
Trong bối cảnh đó, việc thành lập Trường Đại học Việt Nhật có nhiều ý nghĩa. Trường được kỳ vọng sẽ tạo động lực mới trong phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam cùng với góp phần gia tăng giá trị đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Trường cũng được kỳ vọng trở thành trung tâm giao lưu văn hóa và học thuật giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Xem video clip về sự hình thành và phát triển của Trường Đại học Việt Nhật: