Vào ngày 27 tháng 10 năm 2021, học viên của chương trình thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Việt Nhật(http://mba.vju.ac.vn/)đã tham gia bài giảng về Gia nhập thị trường mới và Phát triển nguồn nhân lực. Đây là bài giảng đầu tiên trong chuỗi ba bài giảng của UNIQLO Việt Nam tại VJU.
UNIQLO bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam vào tháng 12 năm 2019 với cửa hàng đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án mở rộng sang Việt Nam bắt đầu vào giữa năm 2018, và sau một năm rưỡi chuẩn bị, UNIQLO cuối cùng đã đến Việt Nam với dự đoán sẽ nhận được sự phản hồi tích cực từ khách hàng.
Giám đốc tài chính công ty TNHH UNIQLO Việt Nam, ông Shota Miura chia sẻ bài giảng của mình qua Google Meet với sự tham dự của các giảng viên và học viên MBA của VJU, trong đó ông thảo luận về chiến lược gia nhập thị trường mới và phát triển nguồn nhân lực của UNIQLO.
Sau phần giới thiệu ngắn gọn về bản thân, ông Shota đã trình bày tổng quan về Tập đoàn bán lẻ Fast Retailing và UNIQLO. Ông nhấn mạnh triết lý “LifeWear” là một trong những lợi thế cạnh tranh của UNIQLO. Ông cũng phân tích sự khác biệt của sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi, và ông khuyên sinh viên VJU khi muốn xác định sự phù hợp với văn hóa công ty nên cân nhắc nguyện vọng cá nhân của họ với các giá trị của công ty ấy.
Trong bài giảng này, ông Shota đã giải thích một mô hình phổ biến về gia nhập thị trường trong lý thuyết quản lý và cách UNIQLO áp dụng nó với thị trường Việt Nam, bao gồm triết lý quan trọng “Trở thành một phần của cộng đồng địa phương nơi UNIQLO hoạt động kinh doanh”. Vì vậy, nó phản ánh những nét đặc trưng chỉ có tại UNIQLO Việt Nam, bao gồm cửa hàng được thiết kế bởi kiến trúc sư người Việt nổi tiếng, sản phẩm mang nét Việt và các nhà máy đối tác tại Việt Nam.
Về chủ đề phát triển nguồn nhân lực, UNIQLO tin rằng kinh doanh bán lẻ là “kinh doanh về con người”. Ông Shota đã mô tả nguyên tắc quản lý “Global One – ZEN-IN KEIEI” của công ty, trong đó mọi nhân viên được khuyến khích tham gia vào quá trình xây dựng chiến lược. UNIQLO cũng chấp nhận sự đa dạng, sự phù hợp với văn hóa và sự tôn trọng chung tại nơi làm việc. Cuối cùng, ông Shota đã phân tích sự khác biệt giữa Nhà quản lý và Nhà lãnh đạo. Tất cả nhân viên tại UNIQLO đều được định hướng để trở thành một “Nhà lãnh đạo”.
Trong bài giảng, ông Shota đã giới thiệu chương trình tuyển dụng nhân sự “Ứng viên Quản lý”. Chương trình này tuyển dụng những sinh viên mới tốt nghiệp đến Trụ sở chính của UNIQLO tại Nhật Bản để đào tạo, nhằm giúp các ứng viên có thể tiếp cận gần hơn với tầm nhìn và nguyên tắc của công ty.
Trong mỗi phần của bài giảng, ông Shota luôn dành thời gian thảo luận cho người tham dự trước khi đưa ra câu trả lời. Phần hỏi đáp cũng có một số câu hỏi thú vị từ các học viên và giảng viên MBA của VJU. Ông Shota đã cung cấp một số góc nhìn có giá trị về các chiến lược gia nhập của công ty và một số câu hỏi liên quan đến bài giảng tiếp theo của ông về quản lý chuỗi cung ứng và tính bền vững sẽ được thảo luận kỹ hơn ở bài giảng sau.
Lịch trình các bài giảng tiếp theo của UNIQLO Việt Nam:
Giữa tháng 11: Quản lý chuỗi cung ứng
Giữa tháng 12: Tính bền vững
Báo cáo của học viên (MBA website)
http://mba.vju.ac.vn/uniqlo-vietnam—the-journey-from-japan/