Chuỗi hội thảo Chính sách công, nằm trong Series Guest Speaker, được tổ chức bởi Chương trình Thạc sĩ Chính sách công (MPP) của Trường Đại học Việt Nhật (VJU). Mục đích chính của chuỗi hội thảo là giới thiệu và thu hút các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách, sinh viên và công chúng về các vấn đề chính sách công ở Việt Nam và thế giới. Các buổi hội thảo được mở cho tất cả các giảng viên, cán bộ, sinh viên và những người quan tâm. Đây cũng được coi là cơ hội để sinh viên tham gia với các nhà nghiên cứu học thuật và các nhà hoạch định chính sách trên các lĩnh vực chính sách công khác nhau.
GS. Anders Lindbom
Viện Nghiên cứu Đô thị và Gia cư – Đại học Upsala, Thụy Điển


Giáo sư Anders Lindbom có 09 bài báo được xuất bản trên các tạp chí thẩm định quốc tế, trong đó có Governance, Journal of Public Policy and Journal of European Public Policy; gần đây ông đã xuất bản một chương trong cuốn cẩm nang của Nhà xuất bản Đại học Oxford về Chính trị Thụy Điển: “The Importance of Policy Feedback: The Swedish Welfare State After Eight Years of Centre-Right Government” và một chương cho cuốn sách Proceedings of the British Academy’s When the Party is Over: The Politics of Fiscal Squeeze in Perspective.. Một bài báo khác gần đây của ông là ” Waking up the Giant? Hospital Closures and Electoral Punishment in Sweden” trong cuốn sách How Welfare States Shape the Democratic Public. 


Đi sâu vào nghiên cứu mô hình Nhà nước phúc lợi, Giáo sư Lindbom đã chia sẻ rằng: “Năm 2011, tôi đã xuất bản một cuốn sách bằng tiếng Thụy Điển, Systemskifte?. Cuốn sách mô tả và giải thích sự phát triển của Nhà nước phúc lợi tại Thụy Điển trong 20 năm qua. Mặc dù đã có sự thay đổi nhưng nó khá hạn chế và không thay đổi được những đặc điểm cơ bản của Nhà nước phúc lợi tại Thụy Điển. Chắc chắn rằng, có xung đột chính trị về Nhà nước phúc lợi, nhưng chính phủ trung tâm hiện tại vẫn chấp nhận mô hình phúc lợi. Tuy nhiên, có một ngoại lệ quan trọng nhất: chính sách nhà ở đã có sự thay đổi cơ bản. Tuy nhiên, một vấn đề có thể thấy là người dân vẫn chưa có sự nhận thức rõ ràng về những thay đổi này.”

Trong bài giảng đầu tiên tại Chuỗi Hội thảo Chính sách công với sinh viên Chương trình Thạc sỹ Chính sách công tại Trường Đại học Việt Nhật, giáo sư Lindbom nhấn mạnh rằng Việt Nam đang trong thời đại công nghiệp hóa và điều này thay đổi mọi thứ, bao gồm lương hưu và trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, ông thực sự hy vọng rằng thế hệ trẻ Việt Nam nên học hỏi từ các quốc gia khác về cách họ đã làm trong quá trình công nghiệp hóa.

Liên quan đến mô hình Nhà nước phúc lợi tại Thụy Điển, Lindbom cho rằng Thụy Điển trong khoảng 15 năm trước cũng giống như Việt Nam vào thời điểm này trong thời đại công nghiệp hóa. Thụy Điển đã phải chịu đựng thời tiết lạnh giá vào mùa đông và cũng phải đối mặt với rất nhiều trở ngại trước khi công nghiệp hóa. Tuy nhiên, đất nước Thụy Điển có phần giống với Việt Nam hiện tại khi tại thời điểm đó, họ có thể học hỏi từ Vương quốc Anh hoặc Đức, hai quốc gia đã thành công trước họ.

Thông qua bài giảng của mình, giáo sư Lindbom truyền tải nhiều dữ liệu và kiến ​​thức vô cùng giá trị về mô hình Nhà nước phúc lợi tại Thụy Điển, cách chính phủ của họ thúc đẩy toàn bộ ngành công nghiệp và phúc lợi xã hội, “không phải bằng cách Nhà nước yêu cầu các công ty thực hiện những điều nhất định mà là cách giúp họ làm điều đó một cách hiệu quả”, ông nói. 

Bảo hiểm xã hội năm 2008 (% của nhân lực lao động)
Đa số số liệu thu thập tại Việt Nam trong khu vực công

Chỉ số Việt Nam Thụy Điển
Tuổi già 17 100
Bệnh tật 17 100
Thất nghiệp 11 96

Theo dữ liệu thu thập của Lindbom, Thụy Điển đứng thứ 15 trong các quốc gia tự do kinh tế nhất thế giới, trên cả Hoa Kỳ và sở hữu nhiều thương hiệu được lớn nhất trên toàn thế giới, như: Volvo, IKEA hoặc nền tảng phát nhạc nổi tiếng nhất hiện nay Spotify, …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *